NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngọc nữ hường Hiptage corymbifera - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
Không chỉ có những cơn mưa đầu mùa mát lạnh mới đánh thức được các loài thực vật sống trên các vùng đất khô cằn, khắc nghiệt thức giấc ngủ khô. Đôi khi chỉ cần vài cơn gió biển giao mùa mang hơi nước cũng đủ để chúng bừng tỉnh, khoe sắc rực rỡ. Đó là một phần tất yếu của cuộc đấu tranh sinh tồn của muôn loài trên hành tình của chúng ta và mỗi loài tự chọn cho mình một điều kiện sống, nhằm thích nghi, tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các loài khác để tồn tại và phát triển. Loài Ngọc nữ hường Hiptage corymbifera cũng không phải là một ngoại lệ. Đây là một trong những loài thực vật chịu hạn rất tốt, sống trên các đảo ở miền Trung Việt Nam, nơi những cơn gió biển khô, nóng không ngừng thổi, mặt trời thiêu đốt và hằng năm mùa mưa rất muộn, ngắn. Tuy nhiên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ độ ẩm trong không khi cũng đủ để chúng đơm hoa, kết trái, làm đẹp cho đời, cho người, cho cuộc sống nhiệm màu của thiên nhiên chúng ta. Hãy dành một chút thời gian để cảm nhận mùa hoa Hiptage corymbifera trên đảo Bình Ba, Cam Ranh, Khánh Hoà, Việt Nam.
|
|
|
|
| Lan thanh thiên quì trung bộ Nervilia marutana - Ảnh: Nguyễn Việt Hùng |
|
Trong 8 loài hoa lan thuộc chi Nervilia sp. Đã được các nhà khoa học phát hiện ở Việt nam thì loài Thanh thiên quì trung bộ Nervilia marutana được xem như loài lan hiếm nhất vì vùng phân bố khá hẹp. Đây là loài lan đất, củ tròn lớn. Lá và hoa hình thành xen nhau. Lá lớn có 1 chiếc tròn, gốc hình tim, đường kính 10 - 20cm, gân chân vịt. Cuống dài 10 - 20cm. Cụm hoa mọc thẳng, cao 20 - 30cm. Hoa lớn xếp thưa màu vàng xanh nhạt. Cánh môi bầu dục, chia 3 thùy, màu trắng được tô điểm bởi những vân màu hồng chấm phá rất đẹp. Việc phát hiện ra loài lan này thuộc vùng phân bố của chúng ở Vườn quốc gia Vụ Quang tuy không phải là những thú vị bất ngờ. Nhưng sắc màu của loài hoa lan này cũng đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng vì không chỉ với những người yêu lan mà ngay cả những nhà phân loại học cũng rất nhiều người chưa một lần thưởng lãm vẻ đẹp kiêu kỳ của nó. Thay mặt các thành viên website Sinh vật rừng Việt nam chúng tôi gửi đến thành viên Nguyễn Việt Hùng đã chia sẽ những tấm hình đẹp và độc đáo này.
|
|
|
|
Lan tai dê môi đỏLiparis rhodochila - Ảnh: Phùng Mỹ Trung |
Khi những giọt mưa cuối ngày ở độ cao hơn 2000 mét ngừng rơi và tia nắng mặt trời cuối cùng rực đỏ xuyên qua các tán lá trong khu rừng thường xanh thuộc Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà như muốn xua tan bóng tối trước khi màn đêm lặng lẽ buông xuống. Đâu đó trong khoảng tối của nhánh cây cổ thụ, chùm hoa Lan tai dê môi đỏ Liparis rhodochila với những chiếc cánh môi đỏ rực khoe sắc cùng ánh mặt trời. Loài hoa lan tuyệt đẹp này là loài mới phát hiện vùng phân bố ở các cánh rừng nơi đây như muốn đánh thức các nhà nghiên cứu về Phong lan khám phá thêm rất nhiều loài lan mới và những loài chưa có trong danh lục Phong lan ở Việt Nam cần được công bố. Tấm ảnh đẹp về loài Phong lan mới ghi nhận này được nhà nghiên thực vật học TRẦN HỢP chụp trong dịp nghiên cứu, tìm kiếm loài mới ở Bidoup rất đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng và thưởng thức. Chắc chắn vẻ đẹp tuyệt vời của loài lan này sẽ chiếm ngôi vị nữ hoàng trong chi Lan tai dê Liparis ở Việt Nam và làm ngây ngất những nhà vườn trồng hoa Lan. Bất chợt ta tự hỏi có nên công bố loài Phong lan mới này cho các nhà sưu tập Lan hay chăng ?? |
|
|
|
Lan trứng ốc Porpax elwesii - Ảnh: Phùng Mỹ Trung |
Ngay cả những nhà phân loại về phong lan cũng chưa chắc một lần được chiêm ngưỡng hoa của loài lan rất lạ ở Việt Nam - Lan trứng ốc Porpax elwesi. Loài lan có kích thước củ rất nhỏ gần bằng 1cm, cao 0,2cm có 8 - 10 cạnh và vân nằm ôm sát các kẽ đá ở các tảng đá mẹ rải rác ở độ cao 600m thuộc dãy núi Dinh – Bà Rịa Vũng Tàu. Với 2 chiếc lá dài 1 - 1, 2cm rất rễ rụng nhằm tránh thoát nước vào mùa khô giúp chúng vượt qua mùa cực kỳ khô khắc nghiệt ở vùng núi này và vào mùa khô những củ lan rất nhỏ này ẩn mình trong các kẽ đá rất khó nhận ra bằng mắt thường. Sau nhiều năm và nhiều lần chờ đợi, mới đây các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam đã chụp hình được hoa của loài lan này trong tự nhiên. Nhìn dãy núi Dinh bị tàn phá trơ trọi ta như cảm nhận được lời oán trách của rất nhiều những loài lan đặc hữu bariaensis và các loài sinh vật khác đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đang hoàn toàn biến mất bởi vì sự huỷ diệt của con người chúng ta..
|
|