XIN CHO THỨC GIẤC NGỦ VÙI NGÀY MƯA
Bài Ảnh: Phùng mỹ Trung - Phùng Nguyễn Trí Lâm - WebAdmin
Cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống trong rừng mưa nhiệt đới luôn là những câu chuyện hấp dẫn nhất trên hành tinh của chúng ta. Một trong số những câu chuyện ấy được kể về hạt giống khổng lồ của một loài giây leo khổng lồ nhất thế giới. Hạt giống ấy khi chín rụng, nó chỉ biết ngủ vùi hàng trăm năm dưới lớp thảm mục thực vật để chờ cơ hội nảy mầm, thức giấc. Nhưng cơ hội ấy gần như vô vọng nếu không có tác động hay thảm họa môi trường ở nơi hạt giống được sinh ra....
Khi có cơ hội đi sâu vào những khu rừng thường xanh ở Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc miền Đông nam bộ. Bạn sẽ bắt gặp một loại dây leo vắt mình lên những cây cổ thụ cao hàng trăm mét. Đó là dây Bàm bàm - Entada phaseoloides
Một loài dây leo thân gỗ, rất lớn đường kính gốc đến 40cm. Chiều dài của một số dây đạt 220 đến 240m. Đây là loài dây leo được các nhà thực vật học xác nhận có kích thước khổng lồ nhất thế giới, nhiều thân cây có đường kính đến 40cm. Với là kép lông chim hai lần, chẵn, chót lá có vòi chẻ đôi, lá không lông. Cụm hoa mọc chùm dài đến 25cm, cánh hoa nhỏ, mùi hương nhẹ. Quả khổng lồ màu xanh, khi già màu nâu đậm. Chùm quả lớn nhất được ghi nhận ơn khu vực Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú dài đến 150cm, rộng 22cm, thắt lại thành từng đoạn và ở giữa có 25 hạt, to 6 - 9cm tròn, dẹt.
Khi quả chín, hạt sẽ tách ra khỏi lớp vỏ dày, rụng xuống đất. Hạt dây bàm bàm có màu nâu, bóng, cứng như sừng. Chính lớp vỏ hạt quá dày và cứng đã trở thành thảm họa cho việc nảy mầm của nó. Xung quanh các gốc cây nơi loài này phân bố,từng lớp, từng lớp hạt cứng đen bóng, xếp chồng lên nhau hàng ngàn, hàng ngàn hạt giống trơ gan cùng tuế nguyệt, mà không thất bất cứ cây con nào có cơ hội nảy mầm sống.
Làm sao để cho hạt giống nảy mầm ? Một câu hỏi khó dành cho các nhà nghiên cứu. Những ghi nhận mới đây họ đã phát hiện rằng “Thảm họa của loài này, chính là cơ hội cho loài khác”.
Ở những khu vực rừng bị cháy, lớp thảm mục thực vật khô bị thiêu rụi đã tác động mạnh nhất lên lớp vỏ cứng của dây bàm bàm. Khi lớp vỏ cứng ấy bị cháy, độ ẩm sẽ thấm vào nhũ hạt, đánh thức phôi nảy mầm. Sau khi thảm họa qua đi, những cơn mưa mùa bắt đầu đổ xuống. Hàng trăm hạt bàm bàm cháy đen lớp vỏ ngoài bắt đầu đâm chồi, nảy lộc, vươn mình xanh biếc dưới lớp tro tàn bị lửa rừng thiêu hủy mọi sự sống ở tầng thấp của những cánh rừng thường xanh tươi tốt.
Nhưng còn một điều bí mật mà mọi người chưa biết cho đến khi một đứa trẻ tham gia chương trình của Nhóm GĐEYTH đặt câu hỏi: “tại sao các loài gặm nhấm không tấn công lớp áo hạt cứng kia để ăn nội nhũ hạt để giúp cho hạt giống có cơ hội nảy mầm ?”Câu trả lời được đưa ra là nhũ hạt bàm bàm có độc tính mạnh, khiến nhiều loài gặm nhấm chẳng dại với đống thức ăn khổng lồ này. Đó là điều bất lợi khiến cho chúng phải chịu ngủ yên hàng trăm năm và chờ thảm họa của tự nhiên đến giúp hạt giống hồi sinh.
Thiên nhiên còn ẩn chứa rất và rất nhiều bí mật mà các bạn chưa có cơ hội tìm hiểu. Hãy dành chút thời gian để đọc những bài viết này cùng con trẻ, để cùng nhau khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên hoang dã.
|
|
|
|
Phần thân khổng lồ của Dây Bàm bàm - Entada phaseoloides |
|
|
|
|
|
Phần thân khổng lồ của Dây Bàm bàm - Entada phaseoloides |
|
|
|
|
|
Phát hóa của Dây Bàm bàm - Entada phaseoloides |
|
|
|
|
|
Hạt khổng lồ của Dây Bàm bàm - Entada phaseoloides |
|
|