Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
   
Lan đĩa ba cánh Trias disciflora - Ảnh: Khương Hữu Thằng

Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 loài thuộc giống Trias được phát hiện và ở Việt Nam có 2 loài. Trong 2 loài lan thuộc giống Trias ở nước ta được phát hiện gần đây là Trias nasutaTrias disciflora thì loài Lan đĩa ba cánh Trias disciflora lần đầu tiên được ghi nhận tại Vườn quốc gia Bù gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước. Giống Trias trước đây được xếp cùng với giống Bulbophylum (Lan lọng) nhưng với những đặc điểm rất khác với Bulbophylum nên các nhà phân loại lan xếp chúng vào một giống mới Trias. Mặc dù không phải loài được đưa sách đỏ Việt Nam nhưng rất ít người có cơ hội chiêm ngưỡng loài lan có vẻ đẹp lộng lẫy này trong tự nhiên và ngay cả các nhà phân loại về lan cũng vậy. Mới đây trong một chuyến khảo sát ở Tây nguyên các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam đã phát hiện ra một loài Trias sp. đang được phân tích và so sánh mẫu. Rất có thể sẽ là một loài lan hoàn toàn mới và được công bố trong thời gian tới ở Việt Nam.

Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Khi những cơn gió mang hơi nước thổi vào khắp các cánh rừng miền Đông Nam Bộ. Tiết trời như chuyển mình từ những đám mây trắng bồng bềnh sang màu xám như nặng nề hơn, nhằm báo hiệu một mùa mưa đến gần. Những loài thực vật ở đây cũng đã nhận biết được khúc giao mùa. Chúng bắt đầu thay những chiếc áo già nua chống chọi với 6 tháng mùa khô, khô hạn và khoác lên mình chiếc áo mới xanh biếc đón nhận những cơn mưa đầu mùa tắm mát. Ở một góc rừng đầy những bụi cây bụi thấp, chen chúc, đan kín cả lối đi. Loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam -  Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus cũng bắt đầu thay áo mới và trang điểm bộ cánh màu xanh biếc bằng từng chùm bông hoa vàng rực rỡ. Với chiếc cuống dài và nhiều lông, vàng rực, đan xen trong từng kẽ lá. Những bông hoa đầu mùa không chỉ biết khoe sắc mà còn phát tán mùi hương thơm ngào ngạt cả góc rừng làm đánh thức lũ bướm ngái ngủ trong chiếc kén sau những ngày dài đói bụng. Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài Giáng hương quả to tái sinh kém,  khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20. Là loài thực vật có gỗ tốt, rất được ưa chuộng đóng đồ dùng gia đình nên hiện nay loài này đang bị khai thác cạn kiệt. Một số ít còn được bảo tồn ở các Vườn quốc gia và là nơi duy nhất CÓ THỂ chúng có cơ hội bảo tồn nguồn gen.

Lan hoàng thảo thủy tiên hường - Dendrobium amabile - Ảnh: Trương Phước Hân

Năm 1988, Vườn bách thảo ở thủ đô Paris nước Pháp đã tự hào với thế giới rằng loài Lan hoàng thảo thủy tiên hường Dendrobium amabile đã được trồng và ra hoa ở một nơi xa xôi cách nơi chúng phân bố hàng ngàn km đường bay. Đây là lần đầu tiên trong cuốn sách kỷ lục Guinness thế giới đã vinh danh về công trạng của họ. Điều này chứng tỏ rằng đây là loài hoa lan tuyệt đẹp mà không phải ai trên thế gian này cũng có cơ hội ngắm nhìn. Ở Việt Nam tuy loài lan này có vùng phân bố khá rộng từ Quảng Trị đến Lâm Đồng. Nhưng đây cũng là loài lan rất hiếm gặp trong tự nhiên. Ra hoa vào tháng 5 - 6 hàng năm, tái sinh bằng chồi, hạt và mọc phụ sinh trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 200 - 1000m. Bởi vì những bông hoa xinh đẹp đã khiên cho loài này đang bị săn tìm, khai thác cạn kiệt để thỏa mãn thú chơi lan của một số người. Khiến cho chúng ngày càng trở nên khan hiếm, buộc phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam quản lý, bảo vệ theo pháp luật. Nhà nghiên cứu thực vật Trương Phước Hân đã dày công chụp ảnh loài lan này trong tự nhiên và gửi đến cho các thanh viên yêu hoa lan của trang web những cảm xúc ngây ngất khi được chiêm ngưỡng món quà của thượng đế ban tặng cho con người chúng ta. Thay mặt ban quản trị chúng tôi gửi đến tác giả lời cảm ơn trân trọng nhất. Hy vọng trong thời gian tới tác giả sẽ chia sẻ những nghiên cứu của mình và những khó khăn, gian khổ mà Anh đã trải qua trên bước đường nghiên cứu khoa học của mình.

Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Là một trong những loài thực vật quí hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hơn nữa gỗ của loài này được những người dân Nam bộ dùng vào những đồ dùng mang tính tâm linh(các vật dụng thờ cúng) - Giáng hương Pterocarpus macrocarpus phải chăng đã là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Việt. Không chỉ có gỗ quí hiếm quả của chúng được xem như một kiệt tác hoàn hảo của thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta. Hàng năm số lượng quả sinh ra rất lớn, nhưng loài tái sinh kém, do những nguyên nhân ngay cả những nhà nghiên cứu vẫn còn chưa phát hiện ra. Rất may với khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh giúp chúng khó có thể tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên. Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20. Tuy nhiên trong những năm qua loài thực vật này đã bị săn lùng khai thác quá mức trong khắp các cánh rừng Việt Nam để đóng đồ dùng cao cấp. Hiện tại chúng được bảo tồn và bảo vệ hết sức nghiêm ngặt trong cá Khu bảo tồn và Vườn quốc gia. Hãy góp phần vào bảo vệ thiên nhiên hoang dã Việt Nam không chỉ với loài Giáng hương mà còn với rất nhiều loài thực vật khác.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này