|
Phát hiện một loài đa tử trà mới ở KBTTN Hòn Bà |
Đa tử trà giỏi Polyspora gioii là loài Cây gỗ nhỏ, cao 10m, thường xanh, phân cành khỏe; chồi non khỏe, phủ đầy lông hình sao màu trắng, lâu dần chuyển sang màu nâu. Cành có lông hình sao màu vàng đến nâu, thưa, cành non màu xanh, cành già màu nâu. Cuống lá hơi cong hình liềm hướng lên, khỏe, có lông hình sao màu trắng đến nâu,11-13mm x 4-5mm, dày đến 3mm, cuống tạo góc đến 45o với gân chính. |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài thực vật mới ở VQG Bidoup - Núi bà |
Loài mới Giang ly tịch có hình thái khá giống với Giang ly đuôi dài - Billolivia longgipetiolata, trên cao nguyên Đà Lạt, hai loài này có khi còn mọc xen vào nhau. Chỉ khi chúng được tách ra theo dõi và nghiên cứu ở phòng thí nghiệm mới cho thấy sự khác biệt, đó là về mùa hoa. Loài mới này nở hoa vào tháng 10 và tháng 11 hang năm trong khi loài Billolivia longipetiolata, lại có hoa vào tháng 1 và tháng 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài chuồn chuồn mới miền Bắc |
Một loài chuồn chuồn kim mới có tên khoa học Devadatta kompieri vừa được công bố trên tạp chí Zootaxa (số 3941 (3): 414-420) từ Tú Lệ, huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái miền Bắc Việt Nam. Giống Devadatta trước đây thuộc họ Amphipterygidae, nhưng nghiên cứu về DNA gần đây của Dijkstra và cộng sự (2014) đã sắp xếp giống này thuộc một họ hoàn toàn mới Devadattidae. Họ chuồn chuồn kim Devadattidae trên thế giới hiện nay có 6 loài, phân bố từ phía Nam Trung Quốc
|
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài ve sầu mới ở Cúc Phương, Ninh Bình |
Loài ve sầu mới cho khoa học được đặt tên là Pomponia brevialata Lee & Pham, 2015. Loài này được phân biệt với các loài khác của nhóm loài Pomponia linearis bởi các đốm vệt màu nâu trên gân r, r-m, và m của cánh trước; bụng con đực hình phễu. Loài này giống với loài Pomponia cinctimanus (Walker, 1850) và loài Pomponia ramifera (Walker, 1850) (cả hai loài đều phân bố ở Sylhet, Bănglađét). Tuy nhiên, loài này phân biệt với hai loài trên bởi các gai của clasper hẹp hơn |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài cóc mày mới ở Langbian, Lâm Đồng |
Cóc mày mắt cam Leptolalax pyrrhops có da lưng màu ghi xám với nhiều nốt sần tròn, nhỏ nằm rải rác; da bụng trơn nhẵn; tuyến ngực và tuyến đùi hình oval; có tuyến bên bụng. Tuyến trên nách màu đồng xám, tuyến ngực màu kem đục, tuyến đùi màu đồng xám lẫn với màu nâu đen. Con ngươi màu vàng sáng với màu cam đồng. Chiều rộng đầu hơi lớn hơn chiều dài, mõm tròn với đầu mút hơi nhọn (nhìn từ mặt lưng) hay cụt (nhìn nghiêng); mũi gần mút mõm hơn mắt. |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài thực vật mới ở Khánh Hòa. |
Ngọc lan tiếp là loài cây gỗ nhỡ cao đến 20 m và đường kính thân tầm 50 cm. Lá trưởng thành dài đến 70 cm, rộng đến 30 cm. Chúng ra hoa ở đầu cành, có màu trắng - vàng nhạt, xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch. Vùng phân bố của loài mới này rất hạn hẹp, ước chừng nhỏ hơn 100 km2, do đó chúng được đề nghị ở tình trạng bảo tồn là Critically Endangered (CR - Nguy cấp) theo tiêu chuẩn của IUCN quốc tế.Ngoài loài mới Ngọc lan tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện loài xén tóc mới thuộc giống Aegosoma |
Khi nghiên cứu về phân loại học và phân bố các loài xén tóc thuộc giống Aegosoma, được Ths Đỗ Mạnh Cương công bố trên tạp chí Journal of Asia-Pacific Entomology, tác giả đã phân tích và sắp xếp các loài xén tóc này thành năm nhóm khác nhau. Khi phân tích về phân bố của của các thành viên trong giống, tác giả đã điều chỉnh về phân loại học của một số loài, đồng thời đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa 2 khu hệ động vật ở Đông Dương và Indonesia - Malaysia. |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện loài cá cóc mới thuộc giống Tylototriton ở Tây Bắc |
Loài mới được có tên khoa học là Tylototriton anguliceps Le, Nguyen, Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Bernardes & Nguyen, 2015 do có gờ xương trên sọ hẹp hơn so với các loài cùng giống. Loài mới hiện biết phân bố ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Điện Biên, Sơn La) và Bắc Thái Lan (Chiang Rai). Các nhà nghiên cứu cũng phỏng đoán loài này có thể phân bố ở Mianma và Lào. Cá cóc gờ sọ mảnh có đặc điểm nhận dạng như sau: Chiều dài mút mõm-hậu môn 61-63 mm
|
|
|
|
|
|
|
|
Tìm hiểu dược tính của nâm đông trùng hạ thảo, |
Nấm Cordyceps sp. là một loài nấm ký sinh trên côn trùng, còn có tên thường gọi là Đông Trùng Hạ Thảo, thuộc họ Clavicipitaceae, vốn nổi tiếng là một loại dược liệu quý hiếm, đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nấm Cordyceps sp. là một loại thuốc bổ quý giá, chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người, phù hợp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến thanh niên hay người |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện hai loài nghệ mới ở Việt Nam |
Nghệ khô hạn - Curcuma arida Škorničk. & N.S.Lý là loài thân cỏ nhỏ, cao khoảng 0,5 m. Cây trưởng thành có khoảng 3 – 4 lá, phiến lá hình trứng đến hình elip, cỡ 35 × 13 cm, mũi lá có lông măng; cuống lá dài 1 - 9 cm. Cụm hoa mọc giữa bẹ lá, cỡ 10 - 20 cm × 4 - 6 cm, mang 15 - 35 lá bắc, không có lá bắc bất thụ; cuống cụm hoa cỡ 20 × 7 mm. Lá bắc hình trứng rộng hay hẹp đến hình mác, hơi trắng đến xanh sáng ở nửa |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện vùng phân bố mới của hai loài ếch ở ... |
Các nhà khoa học Việt Nam và Đức đã phát hiện và công bố vùng phân bố mới hai loài ếch nhái mới cho khu hệ lưỡng cư bò sát của Việt Nam trên tạp chí Russian Journal of Herpetology số 21 (tháng 12 năm 2014) dựa trên mẫu vật thu thập ở tỉnh Điện Biên (Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé) và Sơn La (Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp và Copia), Tây Bắc Việt Nam. Hai loài ếch nhái này có tên khoa học là Babina lini (Chou, 1999) và Hylarana menglaensis |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện ba loài ếch giun mới ở Việt Nam, Cambodia |
Ếch giun cadamo - Ichthyophis cardamomensis Geissler et al., 2014 được mô tả dựa trên bộ mẫu vật chuẩn thu ở núi Cardamom, miền Đông Nam Cambodia. Loài này có chiều dài thân từ 183-321,7 mm, gấp 23-37 lần chiều rộng trung bình ở giữa cơ thể. Cơ thể có mầu xám đen trên lưng, xám nhạt ở bụng đối với mẫu ngâm, và có màu nâu đỏ (nâu hạt dẻ) đối với mẫu sống. Xung quanh mắt có viền tròn hẹp màu trắng. Phía bên thân không có |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài nhái cây mới ở cao nguyên |
Loài nhái cây Kurixalus motokawai có kích thước trung bình, con đực lớn hơn con cái (26,1/25,1). Kích thước con đực từ 23,2 – 28.4mm (tính chiều dài từ mút mõm đến hậu môn). Chiều dài đầu (từ mút mõm đến góc sau hàm dưới) …. đến …% so với chiều dài thân. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng … đến …% so với chiều dai thân. Mõm nhỏ từ … đến …% so với chiều dài thân. Các giác bám hình đĩa rất rõ, đây là đặc trưng của những loài ếch sống trên cây. |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện vùng phân bố mới của 2 loài lưỡng cư ở |
Loài Leptolalax eos có chiều dài thân 32,7–34,8 mm ở con đực và 40,1–45,5 mm; mặt trên đầu và lưng nổi các nốt sần nhỏ; màng nhĩ không rõ ràng; phần trên mống mắt màu cam, phần dưới màu vàng; lưng màu nâu – xám với hình tam giác màu nâu nhạt trên đầu; bụng màu trắng hoặc màu kem. Loài này được Ohler mô tả năm 2011 với mẫu chuẩn thu ở Bắc Lào. Loài Hylarana cubitalis có chiều dài thân 51,8–58,8 ở con đực và 60,4 mm ở con cái |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện loài động vật có vú mới ở Sơn La |
Loài chuột mới có lông rậm, mượt và tơ. Màu sắc lưng hung da bò sáng hoặc phớt thêm màu da cam dễ thấy, mà nổi bật nhất tại khu vực cẳng chân. Ở mặt dưới, phần bụng là màu trắng, không có các đốm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước có màu màu vàng-cam sáng. Mông, hông, và gốc đuôi giống má, màu giống đất son. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của thứ chuột này. Chiều dài thân và đầu từ 14 đến 18 cm, chiều dài đuôi từ 20 đến 23 cm. |
|
|
|
|
|
|
|
Khai thác rắn biển ở Việt Nam và vịnh Thái Lan |
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2009 đến 2012 với mục đích thu thập số liệu và tìm hiểu các nguyên nhân suy giảm số lượng các quần thể rắn biển tại Vịnh Thái Lan điểm nóng về đa dạng và khai thác các loài rắn biển. Rắn biển được ngư dân các tàu đánh bắt thuỷ sản ngoài khơi thu lượm cùng với các loài thủy sản khác, phần lớn là các tàu câu mực. Các ngư dân sử dụng ánh sáng đèn điện có công suất lớn ban đêm để thu hút và câu mực; ánh sáng này cũng |
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh nấm ăn da có nguồn gốc từ châu Á xuất hiện |
Kết quả được công bố trên tạp chí Science số 346 tập 6209 ngày 31 tháng 10 năm 2014 của nhóm nghiên cứu gồm giáo sư An Martel Đại học Ghent-Bỉ, NCS Nguyễn Thiên Tạo - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cộng sự khác, đã cảnh báo về một loại bệnh nấm ăn da xâm nhập vào châu Âu bởi con người, đã gây ra một mối đe dọa lớn đối với loài cá cóc và sa giông bản địa. |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện một loài ếch cây mới ở KBTTN Hòn Bà |
Các nhà nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư Việt Nam, Nhật gồm Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), Hoàng Minh Đức (Viện Sinh thái Miền Nam) và nhà khoc học Nhật Bản là Masafumi Matsui (Đại học Kyoto) đã công bố trên tạp chí Current Herpetology (tập 33 (2): trang 101 – 111, 8/2014) một loài ếch cây mới - Ếch cây rêu Kurixalus viridescens dựa trên các kết quả phân tích di truyền và hình thái mẫu vật cho ra một loài
|
|
|
|
|
|
|
|
Loài ếch cây lần đầu được ghi nhận phân bố tại Việt Nam |
Loài ếch nhái có tên khoa học Philautus petilus Stuart and Heatwole, 2004 thuộc họ Ếch cây Rhacophoridae. Chúng được ghi nhận phân bố tại Việt Nam bởi nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Kyoto Nhật Bản. Trước đây, loài chỉ được ghi nhận phân bố tại Lào với một cá thể cái thu được tại Khu Bảo tồn Đa dạng Sinh học Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé vốn |
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện thêm 17 loài chuồn chuồn mới ở Việt Nam |
Từ đầu năm 2014, hai các nhà nghiên cứu chuồn chuồn học, TS. Haruki Karube (Nhật Bản) và TS. Matti Hämäläinen (Phần Lan) đã liên tiếp công bố tới 17 loài loài chuồn chuồn mới cho khu hê Việt Nam, trong đó có 7 loài mới (new species) cho khoa học và 10 loài ghi nhận mới (new record). Đáng chú ý là các loài trên chủ yếu được ghi nhận tại hai địa điểm là Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là những khu vực |
|
|
|
|
|
|
|