Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Thạch sùng đuôi thuỳ ba vạch Ptychozoon trinotaterra - Ảnh: Khương Hữu Thắng

Chỉ có 2 loài thạch sùng đuôi thuỳ thuộc giống Ptychozoon được phát hiện ở Việt Nam và loài Ptychozoon trinotaterra là loài mới được công bố vài năm gần đây. Chúng là những bậc thầy về nguỵ trang trong rừng mưa nhiệt đời Việt Nam. Với thân hình kỳ dị bởi những lớp màng da thừa kéo dài hai bên thân để “bay” từ cây này qua cây khác trong đêm tối và chiếc đuôi như một bánh lái hiệu quả. Màu sắc trên thân giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống khiến cho kẻ thù tự nhiên của chúng rất khó phát hiện. Đây là 2 loài thạch sùng rất hiếm gặp mặc dù chúng có vùng phân bố được biết đến từ miền Đông nam bộ cho đến đảo Phú quốc. Được xem như loài ăn đêm và các hoạt động kiếm ăn thu hút bạn tình trong mùa giao phối chỉ diễn ra khi màn đêm buông xuống. Nhưng chúng vẫn bị con người đe doạ vì sinh cảnh sống của loài này đang bị con người tàn phá nặng nề ở Việt Nam. Chân thành cảm ơn những nỗ lực rất lớn của thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam – anh Khương Hữu Thắng đã đem đến cho chúng ta hiểu biết thêm về loài động vật kỳ dị của thiên nhiên chúng ta.

Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp

Theo các báo cáo mới nhất về linh trưởng tại Việt Nam thì loài Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus thì số lượng cá thể loài này chỉ còn khoảng 140 con. Voọc đầu trắng thường sống và ngủ trên vách đá vào mùa nóng, trong hang vào mùa lạnh. Chúng thường chọn những vách đã dựng đứng, có nhiều hang nhỏ để làm nơi sinh sống và ngủ qua đêm. Voọc đầu trắng kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều. Cường độ kiếm ăn mạnh vào đầu buổi sáng và giảm dần vào lúc 9 đến 10 giờ. Trưa nghỉ. Hoạt động thầm lặng, di chuyển nhẹ nhàng cả trên cây lẫn mặt đất. Thức ăn là lá, quả cây rừng, không ăn động vật. Mặc dù nơi sống của chúng rất hiểm trở  và rất hẹp trên đảo Cát Bà, Hải Phòng, Việt Nam nên việc tiếp cận chúng là một công vệc hết sức khó khăn, nguy hiểm của các nhà nghiên cứu linh trưởng. Hiện nay loài Voọc đầu trắng đang được luật pháp bảo vệ rất chặt chẽ. Tuy nhiên chúng vẫn bị con người sắn bắn nên chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Một tấm ảnh đã chụp được 20% số lượng cá thể loài này ở Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hiệp đã gửi đến website Sinh vật rừng Việt Nam giúp chúng ta được thưởng lãm sắc đẹp mê hồn của loài linh trưởng quí hiếm này. Với một mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo tồn thiên nhiên hoang dã Việt Nam và nâng cao ý thức bảo vệ của chúng ta.

Tê tê java Manis javanica - Ảnh: Nguyễn Vũ Khôi

Không chỉ có ở con người mà trong thế giới hoang dã các loài động vật cũng cho thấy tình Mẫu tử một cách sâu nặng mặc dù đó chỉ là bản năng. Mỗi một loài động vật có một cách thể hiện bản năng đó khác nhau và mỗi một loài có cách chăm sóc đứa con thân yêu của mình theo một phương pháp mà tổ tiên của chúng đã truyên từ thế hệ này qua thế hệ khác. Loài Tê tê java Manis javanica là một điển hình trong thế giới hoang dã, chú tê tê con được mẹ cho bám vào chiếc đuôi dài, cứng và rất chắc chắn này trong lúc đi chuyển, tìm kiếm thức ăn và lẫn tránh kẻ thù. Khoảnh khắc tuyệt vời về tình mẫu tử của loài Tê tê java được nhà sinh vật học Nguyễn Vũ Khôi ghi lại trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Đây thật sự là một cảnh tượng đẹp mắt về tình mẫu tử ở loài vật khi Tê tê mẹ đã phải chịu tải trọng không nhỏ khi chuyên chở bé tê tê trên cơ thể trong lúc đi chuyển. Nhưng với những cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm của tê tê mẹ khiến cho mỗi chúng ta cảm thấy chạnh lòng khi loài tê tê phải nằm trên đĩa thức ăn trong các nhà hàng sang trọng. Ước gì …!

 
Tê tê java Manis javanica - Ảnh: Nguyễn Vũ Khôi
 

Từ hàng triệu năm qua loài CÁ CÓC XUÂN SƠN Tylototriton sp vẫn tồn tại trên các đỉnh núi đá vôi cao ngất 1.300m so với mặt biển; từ 21 độ 03' đến 21 độ 12' vĩ độ bắc và 104 độ 51' đến 104 độ 01' kinh độ đông - thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ. Chúng chỉ mới được phát hiện cách đây vài tuần và rất có thể đây là loài mới cho khoa học vì so sánh về mặt hình thái chúng hoàn toàn khác biệt với nhưng loài các cóc đã phát hiện ở Việt Nam trước đây như CÁ CÁC TAM ĐẢO Paramesotriton deloustali , CÁ CÓC MẪU SƠN Tylototriton asperrimus. Tuy nhiên để có những minh chứng khoa học chắc chắn sẽ còn cần rất nhiều nỗ lực của ngành phân loại Lưỡng cư học Amphibiology và những nỗ lực bảo vệ chúng không bị biến mất khỏi trái đất này của chúng ta. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn cây cổ thụ, xanh biếc nơi đây ta mới thấy được những nỗ lực không mệt mỏi của những chiến sỹ Kiểm lâm của VQG. Khuôn mặt sạm nắng, chiếc áo Kiểm lâm bạc phếch theo tháng năm, nhưng nụ cười vẫn rạng ngời và niềm tin vào những việc họ đang bảo vệ cho con cháu chúng ta. Họ xứng đáng được chúng ta ngả nón và nghiêng mình .

Cá mặt trăng Mola mola - Ảnh Phùng Nguyễn Trí Lâm

Trong những loài cá được mệnh danh là “Gã khổng lồ của biển cả” thì loài cá mặt trăng Mola mola là loài không chỉ quí hiếm mà còn là loài rất hiền lành. Loài cá được đưa vào sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới này có chiều dài của thân có thể đạt tới 5,5 m, nặng 1400 kg. Thức ăn chủ yếu là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du, ấu chế cá chình. Cá cái chỉ có một buồng trứng, chứa một lượng trứng gấp 3 lần dân số Việt Nam (khoảng 300 triệu trứng) và sống ở độ sâu tới  hàng ngàn mét dưới đáy biển nhiệt đới. Cá mặt trăng tuy phân bố ở các vùng biển nhiệt đới nhưng khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía bắc và phía Nam xích đạo. Những ngày đẹp trời và ít sóng gió chúng thường nổi lên để hở một phần thân và vây lưng khỏi mặt nước để bắt động vật phù du. Khi có mưa to, gió lớn hoặc lúc đuổi mồi, chúng lật ngang thân trong nước dùng vây lưng và vây hậu môn bới rất nhanh. Loài cá Cực kỳ quí hiếm này mặc dù không bị đánh bắt nhưng vì chúng quá hiếm trong tự nhiên nên rất cần phổ biến kiến thức cho mọi người dân để bảo vệ chúng trong các vùng biển Việt Nam.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này