NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đỗ quyên hòn bà Rhododendron honbanianum - Ảnh: Lưu văn Nông |
Hằng năm vào khoảng cuối tháng 3 trên đỉnh Hòn Bà - Nha Trang ở độ cao 1500m trở lên “thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà” loài Đỗ quyên hòn bà Rhododendron honbanianum lại đua nhau khoe sắc trên khắp các cánh rừng mưa nhiệt đới nơi đây. Mặc dù vẫn còn là khoảng thời gian cuối mùa khô, khô hạn nhưng bất chấp thời tiết khắc nghiệt loài hoa tuyệt đẹp này vẫn tô điểm cho bức tranh thiên nhiên hoang dã Việt Nam những sắc màu rực rỡ. Với 5 - 8 nhị đực bao quanh 1 nhụy cái, hoa mọc thành từng chùm như những chiếc chuông màu hồng rực rỡ. Trong những đám lá xanh rì tạo những chiếc chuông tạo nên một vẻ đẹp rất đáng để chiêm ngưỡng. Đây chắc chắn là những tấm hình chụp duy nhất cho đến hiện về hoa của loài thực vật rất hiếm và có vùng phân bố hẹp này ở Việt Nam . Chân thành cảm ơn những nỗ lực rất lớn của thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam – anh Lưu văn Nông đã đem đến cho chúng ta hiểu biết thêm về loài thực vật quí hiếm này.
|
|
|
|
Cây áo cộc Liriodendron chinense - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
Không chỉ là những dãy núi hùng vĩ cao ngút ngàn và cánh rừng Đỗ quyên khoe sắc rực rỡ trên các lối mòn hay bên dòng thác nước trắng xoá như bạc treo mình trên các vách đá phủ đầy rêu phong. Nóc nhà Đông dương còn là kho tàng của đa dạng sinh học của Việt Nam với hàng ngàn những loài sinh vật đang tồn tại và phát triển, nơi đây rất đáng để cho chúng ta một lần mơ ước được đặt bước chân nhỏ bé của mình, để chinh phục độ cao, để vượt qua khó khăn gian khổ, để thưởng lãm vẻ đẹp huyền bí và tiếm ẩn của núi rừng và để ngắm nhìn loài thực vật sách đỏ Việt Nam Liriodendron chinense với những bông hoa lung linh khoe sắc trong màn sương mù giá lạnh và kiểu lá độc nhất vô nhị mà tạo hoá đã ban tặng cho thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Hãy thử một lần đến với 3.143 m nhé, nếu bạn có ấp ủ một ước mơ chinh phục. … |
|
|
|
Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides - Ảnh: Phùng Mỹ Trung |
Trong các loài thực vật ký sinh thì loài cây Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides thực sự mang đến cho bạn những điều kỳ thú đáng để chiêm ngưỡng. Loài cây ký sinh trên rễ này hoàn toàn không có lá và không có diệp lục, cao 15 - 25cm. Thân mập., dạng củ, màu vàng đậm hoặc vàng nâu. Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, họp thành cụm hoa dạng bông nạc, nếu cây cùng gốc thì hoa cái tập trung ở phía dưới còn hoa đực ở đỉnh cụm hoa. Các hoa được bảo vệ bởi những vảy dạng tán nhiều cạnh. Hoa đực có bao hoa dạng ống, ở đỉnh rách không đều hoặc xẻ thành 4 thùy, nhị hợp thành khối phấn hình đầu. Hoa cái có bao hoa dính ở đầu và tạo thành 2 mào ở phía đỉnh, bầu hình trứng, 2 vòi rời nhau từ gốc. Đây là loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam vì nó là nguồn gen qúy, hiếm, đại diện duy nhất của chi, Rhopalocnemis đơn loài ở nước ta, rất độc đáo về mặt hình thái học. Hiện tại loài này được xếp vào mức độ đe dọa: Bậc R. Do sự phân bố của nó rải rác trong rừng và ở độ cao từ 1500m trở lên nên khi rừng bị khai thác loài này rất dễ bị tuyệt chủng do bị mất môi trường sống. Hãy cảm nhận về loài thực vật kỳ lạ, độc đáo này ở Việt Nam và chung tay bảo vệ những cánh rừng nơi nó tồn tại để cho thế hệ tương lai của chúng ta còn có cơ hội hiểu biết và nghiên cứu sâu về các dược tính của chúng |
|
|
|
| Cẩm lai bà rịa - Dalbergia bariaensis - Ảnh: Hồ Thế Anh
|
|
Trong những loài thực vật thân gỗ thuộc họ đậu Fabaceae thì loài Cẩm lai bà rịa Dalbergia bariaensis là cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh, cao đến 20 - 25 m, chiều cao dưới cành 5 - 10m, Đường kính thân 0,5 - 0,6m. Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim một lần, dài 15 - 18 cm; có 11 - 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng l,5 - 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành, không lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt, quả đậu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu đen nhạt. Đây là loài cây gỗ quí, ngoại hạng, nên cẩm lai bà rịa đang bị săn lùng ráo riết và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhanh chóng. Ngày nay, ngay ở các vùng trước đây loài này mọc rất nhiều như núi Dinh thuộc tình Bà Rịa – Vũng Tàu thì hiện giờ gần như hoàn toàn sạch bóng. Phải chăng đây là thảm cảnh chung của các loài sinh vật quí hiếm của các loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam ?. Với những hình ảnh mới được chụp về loài này còn sót lại ở Thảo cầm viên nhà nghiên cứu Hồ Thế Anh đã gửi đến website Sinh vật rừng Việt Nam giúp chúng ta được mở rộng tầm hiểu biết về loài cây quí hiếm này. Với một mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo tồn thiên nhiên hoang dã Việt Nam và nâng cao ý thức bảo vệ của chúng ta.
|
|
|
|
Lan giả kiến cò bi đúp Amitostigma bidupense - Ảnh: HOÀNG THẾ NHIỆM
|
Cơn mưa rừng ào ạt đổ xuống không dứt, con đường dốc đứng trơn trượt, chiếc ba lô nặng chĩu trên vai cũng không làm chùn bước chúng tôi khám phá đỉnh Núi Bà thuộc Vườn quốc gia Bi Đúp-Núi Bà. Ở độ cao 2200m làm sương mù dày đặc dăng khắp các cánh rừng và những lối mòn càng khiến cho bước chân chúng tôi nặng nề lầm lũi trong sương. Trên một vách đá nhỏ những bông hoa Thu hải đường đá đung đưa trong từng đám là xanh rì. Một mình lẻ loi, nhỏ bé và lặng lẽ loài Lan giả kiến có bi đúp Amitostigma bidupense cũng khoe sắc trong cái lạnh của núi rừng.Tuy không kiêu sa, lộng lẫy như những loài hoa lan khác nhưng đây là loài lan mới phát hiện và công bố cách đây vài năm và được đặt tên cho vườn quốc gia này. Amitostigma bidupense không chỉ loài đặc hữu hẹp của Việt Nam mà nó còn là loài dặc hữu của nóc nhà Tây Nguyên. Vì là loài hiếm gặp vì chỉ phân bố ở độ cao trên 2.000m so với mặt nước biển nên hầu hết chúng ta chỉ được chiêm ngưỡng chúng trên nhưng tấm hình. Nếu bạn muốn có cơ hội ngắm nhìn và cảm nhận chúng trong thiên nhiên hoang dã bạn phải can đảm và lòng quyết tâm mới đến được rừng sâu, núi thẳm của Vườn quốc gia này. Hãy xin một lần ngả nón và tri ân với tác giả của bức tranh thiên nhiên này trong toàn cảnh bức hoạ thiên nhiên hoang dã Việt Nam..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|