Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Ốc anh vũ Nautilus pompilus - Ảnh Phùng Nguyễn Trí Lâm

Ngay cả các nhà nghiên cứu Đại dương học cũng rất ít có cơ hội chiêm ngưỡng loài Ốc anh vũ Nautilus pompilus vì chúng chỉ sống dưới đáy biển rất sâu. Theo các số liệu khoa học của các nhà nghiên cứu đại dương học đã ghi nhận chúng sống ở độ sâu đến 900m. Ban đêm nổi lên mặt nước tìm thức ăn (tôm, cá con...). Điều hòa sự lên xuống nhờ khả năng điều hòa khí Nitơ, bơm khí vào xả khí ra khỏi các ngăn bên trong qua một ống thông. Loài ốc anh vũ rất có ý nghĩa khoa học, được xem là hóa thạch sống. Hóa thạch của ốc anh vũ được tìm thấy cách đây 400 - 500 triệu năm và là một trong những chỉ tiêu định tuổi địa tầng. Do trữ lượng ốc anh vũ Nautilus pompilus quá ít trong tự nhiên, mặc dù không bị khai thác hay phá hoại sinh thái. Đây cũng là tình trạng chung trên toàn Thế giới Hiện nay loài ốc này rất hiếm này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hồn và hiểu thêm biết về loài ốc này giúp chúng ta nâng cao ý thức hơn nữa việc bảo tồn thiên nhiên.

Cá anh vũ Semilabeo notabilis - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Loài cá Anh vũ Semilabeo notabilis đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam này đã không còn được ghi nhận nhiều ở ngã ba sông Việt Trì - Phú Thọ sau nhiều năm do môi trường sống của chúng bị con người tàn phá.  Nơi đây những vách đá ngầm và dòng sông chảy xiết chính là nơi trú ngụ, kiếm ăn tốt nhất của chúng đã bị chúng ta biến thành khu vực cầu cảng đầy ắp những chất thải gây ô nhiễm nguồn nước. Việc phát hiện một số cá thể của loài cá đặc sản TIẾN VUA này ở Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ mới đây là những hy vọng cuối cùng về sự tồn tại của chúng và có thể là nơi duy nhất bảo đảm được môi trường sống tự nhiên. Vì bất cú lúc nào chúng cũng có thể bị đánh bắt để TIẾN các ÔNG VUA ở nhà hàng đặc sản.


 

Một con Python reticulatus có trọng lượng 17kg chiều dài hơn 3m đã tấn công và nuốt chửng một con Macaca fascicularis nặng hơn 5kg ở vườn quốc gia Côn Đảo là một trong những bằng chứng rõ nét nhất về cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Đây là lần  “ăn trộm” thứ 3 mà loài mãnh xà này mới bị phát hiện và bắt tại trận trong khu vực nuôi nhốt bầy khỉ bán hoang dã. Tuy nhiên chúng vẫn được bình yên trở về với thiên nhiên hoang dã bởi bàn tay của những cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo. Rất có thể chúng sẽ quay lại để thưởng thức món khoái khẩu này một lần nữa.

Rắn voi Rhynchophis boulengeri - Ảnh: Nguyễn Thiện Tạo

Với hơn 200 loài rắn đã được tìm thấy và công bố ở Việt Nam trong đó gồm 22 loài rắn biển và 182 loài rắn sống trên đất liền đã cho thấy sự đa dạng không chỉ về số lượng mà còn chủng loại rắn phân bố khắp nơi ở Việt Nam. Rắn được xem như là loài động vật độc ác, qủi quyệt và chết chóc nhưng thực chất chỉ có khoảng trên dưới 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển. Số còn lại không phải là loài rắn độc hoặc ít độc đối với con người. Một trong những loài rắn có thân hình kỳ dị nhất là loài rắn voi Rhynchophis boulengeri với những chiếc vảy mũi kéo dài như một chiếc sừng tê giác mà người ta lầm tưởng đó là mào. Câu chuyện về loài rắn mào được thêu dệt hết sức huyền bí và thần thánh trong dân gian đã gây ra không ít nghi hoặc và lo ngại. Nhưng Rhynchophis boulengeri  đối với các nhà khoa học nghiên cứu về Bò sát, Lưỡng cư thì đây là loài rắn rất hiền và gần như vô hại đối với con người chúng ta do đó rất cần được sự đồng cảm và bảo vệ chúng trong tự nhiên.

Thằn lằn bóng buôn lưới Sphenomorphus buonloicus - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Năm 2003 các nhà  nghiên cứu Nga và Việt Nam phát hiện và công bố loài Thằn lằn bóng buôn lưới Sphenomorphus buonloicus với 2 mẫu thu được ở vùng Buôn Lưới thuộc tỉnh Kontum và có lẽ rất ít người, ngay cả những chuyên gia nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư được chiêm ngưỡng sắc màu tuyệt đẹp của loài thằn lằn này. Mới đây trong chuyến khảo sát ở núi Dinh, Bà Rịa-Vũng Tàu chúng tôi đã bất ngờ phát hiện vùng phân bố mới của chúng ở độ cao khoảng 450m nơi các khu rừng thường xanh còn sót lại. Loài thằn lằn bóng buôn lưới thường xuất hiện, kiếm ăn đêm dưới các thảm mục thực vật và nó cũng là loài trèo cây giỏi trong bóng đêm mịt mùng để lẩn tránh kẻ thù tự nhiên. Với sắc màu đỏ rực rỡ và hoa văn điểm xuyết một cách tinh tế mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng. Loài này xứng đáng được xem như Nữ hoàng của các loài thằn bóng ở Việt Nam  Khám phá thú vị và bất ngờ về loài thằn lằn buôn lưới ở Núi Dinh là phần thưởng cho những nỗ lực của những nhà nghiên cứu bò sát.  Hy vọng những gì còn sót lại ở dãy núi này sẽ được con người bảo vệ và gìn giữ cho muôn đời sau.

Nhái cây Chirixalus vittatus - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Ngoài trời cơn gió lạnh giao mùa cũng không thể cản nổi hơi ấm nồng nàn của những cặp tình nhân bên nhau. Trong vòng tay ấm áp, yêu thương, họ trao cho nhau tình yêu nồng nàn và những lời thề non hẹn bể trong đêm lễ tình nhân Valentin. Đâu đó bên cánh rừng mưa nhiệt đời Việt Nam , nơi đêm tối mịt mùng các loài sinh vật rừng cũng lặng lẽ cất tiếng gọi tình. Bất chợt ta như lắng nghe loài Nhái cây s ọc Chirixalus vittatus được xem như loài nhỏ nhất tìm thấy ở Việt Nam cũng hoà mình vào đất trời, bên nhau, nồng ấm và yêu thương. Phải chăng tình yêu đôi lứa là món quà đẹp nhất mà tạo hoá đã ban tặng không chỉ cho con người chúng ta ? Nhân dịp ngày lễ tình nhân Valentine trang web Sinh vật rừng Việt Nam cũng cầu chúc cho những đôi tình nhân đang yêu một ngày ngập tràn yêu thương và hạnh phúc .

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này