Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Rắn lai đuôi đỏ Gonyosoma oxycephalum - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Trong số 3 loài rắn thuộc giống Gonyosoma phân bố ở Việt Nam, Rắn lai đuôi đỏ Gonyosoma oxycephalum là loài có kích thước lớn nhất và có đặc điểm phân loại rất rỏ là phần đuôi có màu nâu đậm. Giữa vùng phân biết hai màu này là một khoanh nhỏ màu vàng cam rất rõ. Mặc dù là loài có vùng phân bố rộng ở độ cao 500 đến 900m nhưng số lượng cá thể loài này rất hiếm và ngay cả những nhà nghiên cứu về Bò sát cũng không có nhiều cơ hội gặp chúng trong tự nhiên. Gonyosoma oxycephalum được xem như một trong những quán quân nhà rắn về khả năng leo trèo và tìm kiếm thức ăn, chiếc lưỡi màu xanh đen, da màu xanh lá cây có tác dụng như một lời đe dọa đối với kẻ thù tự nhiên của chúng. Nhưng đây là một loài rắn hoàn toàn không độc mặc dù các vết cắn khiến cho chảy máu khá nhiều nêu chẳng may bị chúng tân công.

Nhông vảy nhỏ Pseudocalotes microlepis - Ảnh & Lời bình VÕ ĐÌNH BA

Hầu hết các loài thuộc họ Nhông Agamidae đều có thân hình gai góc được phủ bên ngoài bằng chiếc áo giáp sừng rất chắc chắn. Nhông vảy nhỏ Pseudocalotes microlepis cũng được trang bị lớp “áo giáp” bằng những chiếc vảy nhỏ, cứng. Tuy nhiên vũ khí lợi hại nhất khi săn mối của Pseudocalotes microlepis là chiếc lưỡi dài, tốc độ phóng của lưỡi “nhanh như điện” khiến cho con mồi không có cơ hội thoát thân. Khi đã no nê với chiếc bụng căng đầy côn trùng nhông cái lặng lẽ bò xuống nhửng đám thảm mục thực vật và đáo đất đẻ trứng rồi biến mất để phó mặc cho những đứa con “mang nặng đẻ đau” tự nở ra và tự xoay sở kiếm sống khi nở mắt chào đời. Đó là tập tình không có tình mẫu tử của hầu hết các loài thuộc họ hàng nhà Nhông Agamidae chứ chẳng riêng gì loài nhông  xấu xí này.

Rắn cườm Chrysopelea ornata - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Rắn cườm Chrysopelea ornata là loài rắn nhỏ có chiều dài khoảng 130cm này đầu màu xanh lục có vệt màu đen; cằm và phía trên mép màu ngà voi. Thân màu vàng xanh lục nhạt. Mỗi vảy thân trơn bóng có viền đen; vài vảy đen hoàn toàn, tạo thành vạch ngang. Đây là loài bò sát kiếm ăn ban ngày và có vùng phân bố hầu như rộng khắp ở Việt Nam và các nước Đông nam á cho đến độ cao 600m (VQG Kon Ka Kinh – Gia Lai). Tuy nhiên số lượng cá thể của chúng không nhiều và không dễ dàng gặp chúng trong thiên nhiên. Do những tác động của con người đến môi trường sống của chúng, trong nhiều năm gần đây loài này rất càng trở nên hiếm hơn. Mong rằng mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ không chỉ với loài rắn xinh đẹp này ở Việt Nam.

Ếch cây Chư Yang Sin Rhacophorus calcaneus - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Việc phát hiện loài ếch cây được xem như là nữ hoàng của các loài ếch cây ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một trong những khám phá kỳ diệu nhất của các nhà khoa học Việt Nam, Đức, Nga. Loài ếch cây Chư Yang Sin Rhacophorus calcaneus Loài này thường sống trên nhửng đám cây bụi ven bờ nước của những dòng suối nhỏ - nơi dãy Trường Sơn nóc nhà Trung bộ quanh năm mây mù dăng phủ và nhiều vùng dấu chân người còn chưa in bước, ngay cả đối với những nhà nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên việc phát hiện vùng phân bố mới của loài Ếch cây xinh đẹp này ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và Khu BTTN Hòn Bà của những thành viên Sinh Vật rừng Việt Nam cũng là những thú vị bất ngờ. Trong đêm tối mịt mùng trong dãy núi cao ngất ấy, sắc màu của chúng phản chiếu ánh đèn pin chẳng khác nào những bông hoa rực rỡ.  Bất chợt bao mệt nhọc, khó khăn đếu tan biến để được ngắm nhìn, để được thưởng lãm một phần bức tranh thiên nhiên sinh động của đất Việt dấu yêu. Phải chăng đó là phần thưởng xứng đáng nhất cho việc dấn thân của những con người biết đam mê khoa học và yêu thiên nhiên hoang dã Việt Nam ?

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này