Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

MƯỜI NGUYÊN LÍ ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌC (PHẦN 2)

NGUYỄN VĂN TUẤN - Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Ủy hội Nghiên cứu y khoa và y tế quốc gia Úc

Phần 1: Cách viết một bài báo khoa học (tổng quan)

 

Phần 2: Cách viết một bài báo khoa học (giới thiệu)

Phần 7: Mười nguyên lí để tăng khả năng công bố bài báo (1)

Phần 3: Cách viết một bài báo khoa học (bàn về dẫn nhập)

Phần 8: Mười nguyên lí để tăng khả năng công bố bài báo (2)

Phần 4: Cách viết một bài báo khoa học (bàn về phương pháp)

Phần 9: Đánh giá tập san khoa học: Chỉ số Eigenfactor

Phần 5: Cách viết một bài báo khoa học (kết quả)

Phần 10: Cách viết bình duyệt (peer review).

Phần 6:Cách viết một bài báo khoa học (bàn luận)

Phần 11: Cách trả lời bình duyệt (response to peer review)

 

Trong phần trước, tôi đã trình bày 5 nguyên lí để nâng cao cơ may được công bố quốc tế. Đó là 5 nguyên lí liên quan đến cách cấu trúc bài báo một cách logic, cách viết phần dẫn nhập, phương pháp, kết quả, và bàn luận. Trong phần này, tôi sẽ bàn 5 nguyên lí liên quan đến cách viết phần bàn luận và trả lời các chuyên gia bình duyệt. Viết phần bàn luận là khó nhất, vì nó không có một cấu trúc theo công thức nào, nhưng nếu có kinh nghiệm thì sẽ biến thế yếu thành thế mạnh, và do đó, gây cảm tình cho ban biên tập.

Nguyên lí 6: Giải thích tại sao kết quả nghiên cứu là quan trọng

Phần lớn các tập san khoa học, nhất là tập san có chỉ số ảnh hưởng cao, không thích công bố những công trình làng nhàng. Họ chỉ muốn công bố những công trình mà kết quả có tầm quan trọng, có ảnh hưởng đến chuyên ngành, có tác động đến chính sách công. Đối với các tập san lớn, họ không thiếu bài, họ chỉ thiếu bài tốt.

 

 

 

Do đó, tác giả cần phải nắm được “tâm lí” trên để viết phần bàn luận, nêu bật được tầm quan trọng của nghiên cứu. Nếu là nghiên cứu có liên quan đến một yếu tố nguy cơ tử vong, tác giả cần phải nêu được giả thuyết nếu can thiệp vào yếu tố này thì sẽ cứu được bao nhiêu người trên thế giới. Nếu nghiên cứu tìm ra được một cơ chế nào đó liên quan đến một bệnh, tác giả có thể giải thích rằng kết quả này mở ra một định hướng mới để theo đuổi. Nên nhớ có 3 loại nghiên cứu: me too (tức lặp lại những gì người khác đã làm và chẳng có gì mới), incremental knowledge (tức có tăng một chút về tri thức), và breakthrough (đột phá). Phải đặt xem nghiên cứu của mình nằm trong loại nào. Có lẽ phần lớn nghiên cứu thuộc vào nhóm incremental knowledge, và vì thế cần phải giải thích sự gia tăng về tri thức có tác động gì đến chuyên ngành và thực hành.

Một trong những mục tiêu của phần bàn luận là dồn người bình duyệt từ vị trí trung dung sang vị trí tích cực. Phần lớn các chuyên gia bình duyệt khi đọc bài báo họ bán tín bán nghi, hay ở vị trí trung dung. Nhưng tác giả muốn tăng khả năng bài báo được chấp nhận, nên cần phải thuyết phục (bằng dữ liệu) để họ chuyển sang vị trí tích cực, tức đứng về giả thuyết của tác giả. Để làm được việc này, tác giả cần phải lí giải được cái phạm vi câu hỏi mà nghiên cứu đã trả lời được, và đã đóng góp vào việc nâng cao tri thức cho chuyên ngành ra sao. Đây là “nhiệm vụ” của đoạn văn số 4 trong phần bàn luận mà tôi đã đề cập trên.

Nguyên lí 7: Tránh “nói quá” kết quả nghiên cứu

Một lỗi hay gặp ở những người mới viết bài báo khoa học là … tham vọng. Những người này thường phát biểu những kết luận “đao to búa lớn” không tương thích với kết quả nghiên cứu. Có lẽ họ quá hào hứng với kết quả đầu tay của mình, cũng có thể họ quen thói quen viết văn theo kiểu … nhà văn, tức là sáo ngữ. Khác với báo chí phổ thông, văn phong khoa học không có chỗ cho sáo ngữ, không có chỗ cho những phát biểu mà không có chứng cứ.

Một cách viết khiêm tốn là dùng những từ bổ nghĩa như probably, possibly, , likely, hay ngay cả xác định cũng chỉ highly likely là đủ. Cách dùng từ như thế không phải là thiếu tự tin, mà cho người bình duyệt thấy tác giả là người có cân nhắc. Nên nhớ rằng trong khoa học, đặc biệt là y khoa, không có một cái gì là xác định. Do đó, nếu dùng văn phong xác định là tự chuốc lấy thất bại.

Nguyên lí 8: Giải thích những hạn chế của nghiên cứu

Khoa học thực nghiệm không bao giờ hoàn hảo. Bất cứ một nghiên cứu nào, dù được thiết kế cẩn thận đến cỡ nào, cũng đều có những hạn chế. Nhưng cũng có những thế mạnh. Do đó, tác giả cần phải ghi nhận những điểm yếu, những hạn chế của nghiên cứu. Ghi nhận một cách thành thật, chứ không phải qua loa. Ghi nhận những khiếm khuyết của nghiên cứu không phải là tín hiệu của sự yếu đuối; ngược lại, đó là cách mà tác giả nói cho người bình duyệt biết rằng tôi đã suy nghĩ cẩn thận và có cách trả lời những vấn đề tôi nêu. Ngoài việc nêu những hạn chế, tác giả cũng có thể viết về sự ảnh hưởng của những hạn chế đến kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn như nếu số lượng đối tượng quá ít (có lẽ do bệnh hiếm) thì kết quả có thể không đáng tin cậy, và cần phải ghi nhận điều này.

Có một cách nêu những hạn chế nhưng lại là một cách … tự khoe mình! Đây là kiểu lí giải mang tính dựng nên một hình nộm, rồi đánh ngã hình nộm đó và xem như là một chiến tích! Chẳng hạn như trong một nghiên cứu về vitamin D, chúng tôi phải tìm ra một điểm yếu để nói, và cuối cùng chúng tôi nghĩ điểm yếu đó là chúng tôi chỉ phân tích được nồng độ D3 trong máu mà không đo lường được D2. Sau khi nêu sự hạn chế này, chúng tôi trình bày dữ liệu của các nghiên cứu trước cho thấy D2 thật ra chỉ chiếm 1-3% tổng số vitamin D, nên dù không đo được, thì kết quả cũng chẳng bị ảnh hưởng tiêu cực gì! Nhưng cách lí giải này cần phải cẩn thận, vì nếu không thì rất dễ bị cho là self-serving (giống như tự khen, tự sướng).

Nguyên lí 9: Viết về những kết quả ngoài dự kiến

Cũng như bất cứ một công trình nghiên cứu tốt nào cũng có hạn chế, nhiều nghiên cứu cũng cho ra những kết quả ngoài dự kiến. Đó là những kết quả không nhất quán với giả thuyết, những dữ liệu nằm ngoài phạm vi, những quan sát … lạ (nói theo cách nói của báo chí ngày nay). Khi những quan sát lạ này xảy ra, tác giả cần phải ghi nhận chúng và cung cấp một vài lời giải thích khả dĩ. Nếu không giải thích được thì phải thành thật thú nhận là … không biết. Trong khoa học, không biết một điều gì đó không phải là yếu kém, càng không phải là một tội lỗi. Trong vài trường hợp cá biệt, chính những kết quả lạ này lại dẫn đến những khám phá quan trọng. Do đó, tác giả không nên bỏ qua, mà phải ghi nhận và chú giải cẩn thận.

Một trong những tác giả viết văn khoa học hay là Gs Steven Nissen, thuộc Cleveland Clinic, Ohio. Ông chính là người làm phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa thuốc rosiglitazone và bệnh tim mạch, mà có người xem ông như là một “hung thần” của các công ti dược. :-) [tôi nói đùa]. Trích dưới đây là phần bàn luận của bài báo lịch sử đó (http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa072761), và những ghi chú của tôi.

[Vào đầu phần bàn luận, tác giả nhắc lại kết quả chính của nghiên cứu. Lúc nào cũng phải nhắc lại, vì độc giả có thể … quên.]

Our data show that, as compared with placebo or with other antidiabetic regimens, treatment with rosiglitazone was associated with a significant increase in the risk of myocardial infarction and with an increase in the risk of death from cardiovascular causes that was of borderline significance. [Nhấn mạnh rằng rosiglitazone có hại – kĩ thuật tuyên truyền một cách khoa học] The similar odds ratio for comparison with placebo suggests that the increased risk associated with rosiglitazone was not a function of the protective effects of active comparator drugs. [Nhưng nghiên cứu có vài hạn chế] However, these findings are based on limited access to trial results from publicly available sources, not on patient-level source data. Furthermore, results are based on a relatively small number of events, resulting in odds ratios that could be affected by small changes in the classification of events. [Mặc dù hạn chế nhưng kết quả này đáng quan tâm, vì tầm quan trọng của nó. Chú ý tác giả nhấn mạnh rằng kết quả có tầm y tế cộng đồng vì thuốc được nhiều người sử dụng] Nonetheless, our findings are worrisome because of the high incidence of cardiovascular events in patients with diabetes.4 Because exposure of such patients to rosiglitazone is widespread, the public health impact of an increase in cardiovascular risk could be substantial if our data are borne out by further analysis and the results of larger controlled trials.

[Đây là đoạn văn tác giả biện minh rằng kết quả đó có thể không phải do yếu tố ngẫu nhiên] Although we did not have access to the source data to construct a composite outcome that included myocardial infarction or death from cardiovascular causes, the increase in the odds ratios for both of these end points suggests that observed adverse effects associated with rosiglitazone were probably not due to chance alone. This meta-analysis included a group of trials that were of relatively short duration (24 to 52 weeks). The odds ratio for these shorter-term trials was similar to the overall results of the meta-analysis. Thus, in susceptible patients, rosiglitazone therapy may be capable of provoking myocardial infarction or death from cardiovascular causes after relatively short-term exposure. In contrast, long-term therapies that improve cardiovascular outcomes, such as statins and antihypertensive drugs, often take several years to provide benefits. Notably, the estimates for the odds ratios for myocardial infarction and death from cardiovascular causes appear elevated for rosiglitazone in comparison with placebo or other commonly prescribed antidiabetic therapies.

[Sau khi loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên trong đoạn trên, tác giả luận bàn về cơ chế sinh học của rosiglitazone. Tại sao thuốc có hại cho sức khoẻ tim mạch?] The mechanism for the apparent increase in myocardial infarction and death from cardiovascular causes associated with rosiglitazone remains uncertain. One potential contributing factor may be the adverse effect of the drug on serum lipids. The FDA-approved rosiglitazone product label reports a mean increase in low-density lipoprotein (LDL) cholesterol of 18.6% among patients treated for 26 weeks with an 8-mg daily dose, as compared with placebo.25 In observational studies and lipid-lowering trials, elevated levels of LDL cholesterol were associated with an increase in adverse cardiovascular outcomes. Thus, an increase in LDL cholesterol of the magnitude observed in the rosiglitazone group may have contributed to adverse cardiovascular outcomes, although the rapidity and magnitude of the apparent hazard was not consistent with an effect produced by lipid changes alone.

[Lại thêm một bàn luận về cơ chế ảnh hưởng của rosiglitazone] Several other properties of rosiglitazone may contribute to adverse cardiovascular outcomes. Rosiglitazone and other thiazolidinediones are known to precipitate congestive heart failure in susceptible patients.26 Congestive heart failure is a physiological state that is associated with an increased intravascular volume. Volume overload increases stress on the left ventricular wall, a factor that determines myocardial oxygen demand. In susceptible patients, an increase in myocardial oxygen demand could theoretically provoke ischemic events. The administration of thiazolidinediones, including rosiglitazone, also produces a modest reduction in the hemoglobin level.25 In susceptible patients, a reduced hemoglobin level may result in increased physiological stress, thereby provoking myocardial ischemia. A study of rosiglitazone that was conducted in rats reported an increase in the rate of death after experimentally induced myocardial infarction.

[Bàn về các diễn giải khác] Rosiglitazone is not the first PPAR agonist that has been reported to increase adverse cardiovascular events. Muraglitazar, an investigational dual PPAR-α and PPAR-γ agonist, increased adverse cardiovascular events, including myocardial infarction, during phase 2 and 3 testing.28 After publication of an analysis of cardiovascular outcomes, muraglitazar was not approved by the FDA, and further development was subsequently halted by the manufacturer. Development programs for many other PPAR agonists have been terminated after evidence of toxicity emerged during preclinical studies or initial trials in humans. According to a former FDA official, more than 50 Investigational New Drug applications for novel PPARs have been filed, but no additional drugs have successfully reached the market in more than 6 years.29 In some cases, these drugs have failed because of evidence of direct myocardial toxicity in studies in animals,29 but few data on toxicity are available in the public domain because of the common industry practice of not publishing safety findings for failed products.

[Thêm một giả thuyết khác về cơ chế] PPAR agonists such as rosiglitazone have very complex biologic effects, resulting from the activation or suppression of dozens of genes.30 The patterns of gene activation or suppression differ substantially among various PPAR agonists, even within closely related compounds. The biologic effects of the protein targets for most of the genes influenced by PPAR agonists remain largely unknown. Accordingly, many different and seemingly unrelated toxic effects have emerged during development of other PPAR agents.29 Some drugs have provoked multispecies, multi–organ system cancers; others have resulted in rhabdomyolysis or nephrotoxicity.29 Troglitazone was withdrawn from the market for rare, but sometimes fatal, liver toxicity. Accordingly, it must be assumed that a variety of unexpected toxic effects are possible when PPAR agonists are administered to patients.

[Còn các thuốc khác trong nhóm thì sao?] The question as to whether the observed risks of rosiglitazone represent a “class effect” of thiazolidinediones must also be considered. Pioglitazone is a related agent also widely used to treat type 2 diabetes mellitus. However, unlike rosiglitazone, pioglitazone has been studied in a prospective, randomized trial of cardiovascular outcomes, called Prospective Pioglitazone Clinical Trial in Macrovascular Events (PROACTIVE).31 The primary end point, a broad composite that included coronary and peripheral vascular events, showed a trend toward benefit from pioglitazone (hazard ratio, 0.90; P=0.095). A secondary end point consisting of myocardial infarction, stroke, and death from any cause showed a significant effect favoring pioglitazone (hazard ratio, 0.84; P=0.027). Notably, pioglitazone appears to have more favorable effects on lipids, particularly triglycerides, than does rosiglitazone.

[Bàn về những điểm yếu của nghiên cứu] Our study has important limitations. We pooled the results of a group of trials that were not originally intended to explore cardiovascular outcomes. Most trials did not centrally adjudicate cardiovascular outcomes, and the definitions of myocardial infarction were not available. Many of these trials were small and short-term, resulting in few adverse cardiovascular events or deaths. Accordingly, the confidence intervals for the odds ratios for myocardial infarction and death from cardiovascular causes are wide, resulting in considerable uncertainty about the magnitude of the observed hazard. Furthermore, we did not have access to original source data for any of these trials. Thus, we based the analysis on available data from publicly disclosed summaries of events. The lack of availability of source data did not allow the use of more statistically powerful time-to-event analysis. A meta-analysis is always considered less convincing than a large prospective trial designed to assess the outcome of interest. Although such a dedicated trial has not been completed for rosiglitazone, the ongoing Rosiglitazone Evaluated for Cardiac Outcomes and Regulation of Glycaemia in Diabetes (RECORD) trial may provide useful insights.

[Dù có hạn chế, câu kết luận phải ấn tượng] Despite these limitations, our data point to the urgent need for comprehensive evaluations to clarify the cardiovascular risks of rosiglitazone. The manufacturer's public disclosure of summary results for rosiglitazone clinical trials is not sufficient to enable a robust assessment of cardiovascular risks. The manufacturer has all the source data for completed clinical trials and should make these data available to an external academic coordinating center for systematic analysis. The FDA also has access to study reports and other clinical-trial data not within the public domain. Further analyses of data available to the FDA and the manufacturer would enable a more robust assessment of the risks of this drug. Our data suggest a cardiovascular risk associated with the use of rosiglitazone. [Một câu khuyến cáo] Until more precise estimates of the cardiovascular risk of this treatment can be delineated in patients with diabetes, patients and providers should carefully consider the potential risks of rosiglitazone in the treatment of type 2 diabetes.

Nguyên lí 10: Tuân thủ theo đề nghị của các chuyên gia bình duyệt

Nhiều tác giả mất bình tĩnh khi đọc bản nhận xét của các chuyên gia bình duyệt. Họ xem các chuyên gia bình duyệt là những kẻ thiếu thiện chí, chỉ gây phiền phức, và cản bước tiến của họ. Nhưng trong thực tế, đại đa số các chuyên gia bình duyệt khá công tâm, họ không phải là người gây phiền phức; họ chỉ muốn làm người gác cổng tốt mà thôi. Dĩ nhiên, cũng có những chuyên gia bình duyệt trẻ con, tỏ thái độ nhỏ mọn, và có thành kiến, nhưng số này rất ít trong cộng đồng khoa học nghiêm chỉnh. (Tôi không nói ở Việt Nam, tôi nói cộng đồng khoa học quốc tế). Do đó, nếu tác giả nghĩ xấu về các chuyên gia bình duyệt thì chính họ đánh mất cơ hội để cải tiến bài báo của họ.

Các chuyên gia bình duyệt là một số nhỏ trong nhóm độc giả. Tuy số nhỏ, nhưng họ là những người có kinh nghiệm và uy tín, đủ để đánh giá một công trình khoa học. Nếu những thông tin trong bài báo làm cho họ lẫn lộn, thì chắc chắn các độc giả khác cũng lẫn lộn. Vì thế, không nên xem thường những nhận xét của các chuyên gia bình duyệt, mà phải đọc kĩ và trả lời họ một cách nghiêm túc. Kinh nghiệm tôi cho thấy sau khi trả lời và chỉnh sửa, bài báo thường tốt hơn.

Không gì bực bội hơn cho các chuyên gia bình duyệt (những người làm việc hoàn toàn tự nguyện, chẳng nhận đồng lương hay thù lao nào) khi những đề nghị của họ bị lờ đi. Phớt lờ những đề nghị của họ là một nguy hiểm, vì họ có thể đề nghị từ chối bài báo. Nếu tác giả không làm theo đề nghị của họ thì cũng phải lí giải cụ thể và lịch sự. Khoa học là môi trường bình đẳng, nếu tác giả bất đồng ý kiến với các chuyên gia bình duyệt thì cũng có thể nói thẳng, chứ không nên e ngại.

Nói tóm lại, viết và công bố một bài báo khoa học là một việc khó khăn, đòi hỏi một kế hoạch tốt, làm việc khó khăn và trong cô đơn. Nhưng nếu các bạn làm theo 10 nguyên lí tôi vừa trình bày, các bạn sẽ có một lợi thế lớn trong sự cạnh tranh công bố quốc tế. Những nguyên lí này cũng đáp ứng phần lớn những khiếm khuyết mà các chuyên gia hay thấy trong các bản thảo. Do đó, tuân thủ theo những nguyên lí trên cũng là một cách giảm thiểu những sai lầm trong quá trình soạn thảo bài báo, và nâng cao xác suất công bố công trình nghiên cứu.

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này