Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Bướm phượng cánh chim chấm rời - Troides aeacus - Ảnh: Phùng mỹ Trung
Kẹp cừng đẹp sừng cong - Rhaetulus crenatus - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Chiến binh sừng cong - Rhaetulus crenatus, loài kẹp kìm có kích thước trung bình, chiều dài thân tối đa khoảng 64mm. Con đực lớn hơn con cái, thân có màu nâu đồng, phần sau cánh có đặc điểm cánh màu vàng cam rất đặc trưng, nên dễ nhận dạng, các đốt chân sát với thân có màu vàng cam. Chiếc sừng cong đặc trưng và khác biệt với các loài kẹp kìm khác như một chiến binh dũng mãnh hất văng các con được dám mon men chiếm lĩnh bạn tình của trang trong tự nhiên. Con cái có kích thước nhỏ và khó nhận dạng vì chúng khá giống với loài Vitalisi jutamat. Thức ăn ưa thích của các cá thể trưởng thành là nhựa cây của các loại cây có tán lá rộng. Là loài hướng sáng, ban đêm chúng thường bị thu hút vào nơi có ánh sáng đèn. Kẹp kìm Rhaetulus crenatusđược chia thành bốn phân loài khác nhau theo vùng phân bố trong khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Miến Điện. Ở Việt Nam chúng xuất hiện từ tháng 6 cho đến tháng 8, nhiều nhất vào tháng 7 ở Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù chưa phải là loài quí hiếm, nhưng với những khu rừng thường xanh núi cao còn tốt đang bị tàn phá hiện nay. Loài chiến binh dũng mãnh này rất dễ bị tuyệt chủng vì môi trường sống bị tác động. Cần lắm thay những bàn tay chung sức bảo tồn nhiên nhiên hoang dã của chúng ta.

Cua bay - Cheirotonus battareli - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Ngay cả những nhà nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam cũng có nhiều người chưa một lần nhìn thấy loài Cua bay Cheirotonus battareli trong thiên nhiên hoang dã vì đây là loài rất hiếm và chúng chỉ phân bố ở vùng núi cao ở một số địa điểm được ghi nhận như Tam Đảo hay Sapa. Loài côn trùng được đưa vào sách đỏ này một thời đã tạo nên những cơn sốt cho người dân ở Vườn quốc gia Tam Đảo săn tìm chúng để bán cho các nhà sưu tập côn trùng đến từ một số quốc gia lân cận. Do vậy trong thiên nhiên đã hiếm chúng càng trở nên rất quí hiếm hơn. Hiện nay loài này đang được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt bằng pháp luật và bằng sự im lặng của những nhà nghiên cứu côn trùng "không công bố vùng phân bố, thức ăn của chúng trong tự nhiên" Hy vọng số lượng cá thể không chỉ loài côn trùng quí hiếm này được gia tăng trong tự nhiên để thiên nhiên Việt Nam mãi trường tồn.

 
 

 
Bướm giáp cánh ngọc - Polyura delphis - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Màu sắc phần cánh dưới của loài Polyura delphis như được tạo hoá nạm những viên ngọc lấp lánh đã làm cho vẻ đẹp của chúng càng thêm phần rực rỡ trong thế giới hoang dã muôn màu. Mặc dù không phải là loài bướm được đưa vào sách đỏ Việt Nam nhưng đây là loài rất hiếm gặp. Chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng sắc đẹp của nàng tiên xinh đẹp nhất nhì trong họ Bướm giáp Nymphalidae này ở nhưng nơi môi trường rừng hầu như chưa bị tác động bởi bàn tay con người; các Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn thiên nhiên. Hãy quan tâm và bảo vệ không chỉ đối với loài bướm xinh đẹp này mà cần phải bảo vệ cả quần xã bướm của chúng ta.

Nét đẹp của tự nhiên - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Thiên nhiên hoang dã chứa đựng biết bao điều kỳ thú. Đâu chỉ là sự hoang sơ của những cánh rừng già bát ngát, những dãy núi cao ngất hay những loài sinh vật sặc sỡ sắc màu và sự ngọt ngào của những bông hoa khoe sắc. Thiên nhiên còn tồn tại sự đấu tranh sinh tồn khốc liệt giữa muôn loài để tạo nên một bức tranh hoàn hảo nhất của cuộc sống hoang dã. Rất có thể trong cuộc đấu tranh ấy nguy cơ biến mất của loài này lại là sự sinh tồn cho một loài khác. Hãy dành một khoảng lặng, hoà mình vào thiên nhiên hoang dã để cảm nhận được rằng nơi đó còn tiềm ẩn rất nhiều vẻ đẹp lãng mạn, hơi thở và sức sống của mỗi sinh thể. Hãy nâng niu và bảo vệ những gì bà mẹ thiên nhiên đã mất hàng triệu triệu năm để tạo ra cho chúng ta ngày nay. Nhân dịp ngày Valentine, website Sinh vật rừng Việt Nam gửi đến các thành viên một phần nhỏ sắc màu của bức tranh thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này