Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc mày phia oắc
Tên Latin: Leptobrachella phiaoacensis
Họ: Cóc bùn Megophryidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Hoàng văn Chung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Sinh vat rung vietnam

CÓC MÀY PHI ĐÉN

Leptobrachella phiaoacensis Anh et al., 2023

Họ: Cóc bùn Megophryidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lưỡng có kích thước nhỏ, thân mập, kích thước trung bình, chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 32.2 mm. Đầu dài hơn rộng. Mõm nhọn hơi tù ở góc nhìn lưng, vượt quá hàm dưới. Mùi tròn, gần mút mõm hơi mắt. Khoé mắt tròn. Vùng má nghiêng. Con ngươi thẳng đứng. Đường kính mắt ngắn hơn chiều dài mõm (tỉ lệ 0.98). Màng nhĩ rõ, tròn, đường kính màng nhĩ nhỏ hơn đường kính mắt (tỉ lệ 0.44). Mép màng nhĩ không kéo dài đến vùng da thái dương. Răng lá mía tiêu biến. Không có gai mắt. Xuất hiện túi kêu. Lưỡi lớn, rộng, có hình chữ V nhỏ ở chóp. Nếp da trên màng nhĩ rõ, kéo dài từ khoé mắt đến nách, có một vài nốt sần Chân trước gầy mảnh, đầu ngón tròn, bằng với chiều rộng của đốt ngón. Công thức ngón: I<II<IV<III; Không có mu ngón cái. Củ khớp phụ tiêu biến. Củ bàn chân trong tròn, lớn, tách biệt với củ bàn chân ngoài nhỏ, ép về mặt bên. Màng chân tiêu biến và không có riềm da. Chân sau mảnh, ống chân gần bằng một nửa chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt. Gốt chân chạm đùi khi gập ở góc phải đến thân. Đầu ngón cái như các ngón khác. Công thức ngón: I<II<V<III<IV. Củ khớp phụ tiêu biến. Củ đốt chân trong nhỏ, rõ rệt, hình bầu dục. Củ đốt chân ngoài tiêu biến. Màng bơi ngón cái thô. Ngón cái có riềm da hẹp. Hoa văn của da khi sống: Da ở mặt lưng màu xanh lá cây, có nốt sần dày hơn ở phần sau lưng. Mặt trên của đùi, cẳng chân và môi trên được phủ bởi nốt sần nhỏ. Xung quanh lỗ huyệt có nốt sần lớn. Da mặt bụng nhẵn. Tuyến ngực nén về mặt bên, đường kính 0.6 mm. Tuyến đùi nhỏ, hình bầu dục, đường kính xấp xỉ 0.8 mm, ở mặt bụng sau của đùi, gần đầu gối hơn lỗ huyệt. Tuyến nách trên nhỉnh lên, đường kính 1.6 mm. Tuyến bên dụng xuất hiện và nén về mặt bên lưng, hình thành một đường đứt quãng dọc thân.

Màu sắc khi sống: Mặt lưng của đầu và thân màu hồng tím, có mảng màu nâu đậm hình tam giác ở vùng gian ổ mắt và vệt hình W đậm rõ ở vùng vai, lưng có vài vết nâu đậm. Sườn và gót chân có màu nâu xám cùng với những đốm đậm. Môi trên có sọc nâu đậm. Màng nhĩ đen, một đường sọc màu nâu đậm ngay dưới đỉnh màng nhỉ trên, chạy từ góc sau mắt đến trước màng nhĩ. Mặt trên của chân có những vằn ngang nâu đậm lan toả. Các ngón chân và ngón cái có vằn ngang mờ. Họng, ngực và bụng màu trắng hồng có đốm nâu đậm ở rìa quanh bụng. Cằm, đùi, cẳng chân và các ống chân màu nâu, có đốm trắng nhỏ. Tuyến trên nách màu kem. Các tuyến đùi, ngực và lưng bên có màu trắng. con ngươi hai màu, nửa trên màu đồng, nửa dưới màu xám từ nhạt đến bạc.

Màu sắc mẫu vật: Mặt lưng màu nâu. Họng, ngực và bụng màu kem. Mép bụng bên của họng và bụng có đốm nâu. Mặt dưới chân có màu kem và đốm trắng. Các tuyến ngực màu trắng trở nên mờ.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở trên các tảng đá ven bờ suối nhỏ trong rừng thường xanh độ cao 1.530 - 1.630 m. Thức ăn là những loài côn trùng nhỏ trong khu vực, giao phối và đẻ trứng vào tháng 4 - 5 hàng năm. Trứng đẻ ở các vũng nước đọng, chảy chậm ven suối

Phân bố:

Việt Nam: Loài mới phát hiện năm 2023 ở Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc huyện Bình Nguyên tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Loài mới được đặt tên khu vực phát hiện vùng phân bố.

 

Mô tả loài: Hoàng Văn Chung, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc mày phia oắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này