NHÔNG CAP RA
CÁ CÓC GỜ SỌ
MẢNH
Tylototriton anguliceps Le et al, 1015
Họ: Cá cóc Salamandridae
Bộ: Có đuôi Caudata
Đặc điểm nhận dạng:
Loài
cá cóc có kích thước trung bình, chiều
dài cơ thể (SVL-
từ mút mõm hậu môn) 61 - 63 mm ở con đực, 65 - 74 mm ở con cái. Có 15 - 17
nốt sần lớn, màu cam dọc hai bên gờ lưng - sườn. Gờ rìa hai bên đầu rõ, dốc và
mảnh; có gờ xương ở giữa đỉnh đầu; da nhám với các nốt sần nhỏ; gờ sống lưng nổi
rõ, hơi phân đoạn. Chân dài và nhỏ; đuôi mỏng; phần đầu, các chi, gờ sống
lưng, các mụn lớn ở dọc gờ lưng bên và phần đuôi có màu da cam; mặt bụng màu nâu
hoặc đen nâu; các phần còn lại của cơ thể có màu đen thẫm. Đây là đặc điểm nổi
bật so với các loài cá cóc ở miền Bắc Việt Nam thường có màu đen.
Cá cóc gờ sọ mảnh Tylototriton anguliceps có
hình thái
tương đối giống các loài cá cóc trong khu vực như Cá cóc ngọc linh
Tylototriton ngoclinhensis, Cá cóc yang Tylototriton yangi,
Tylototriton pulchernnima,
Tylototriton verucosus, Tylototriton uyenoi và Tylototriton
shanjing nhưng khoảng cách di truyền giữa chúng từ 4,1 - 5,1 %, ngoài
ra loài mới có sự khác biệt rất rõ về cấu trúc xương sọ.
Sinh học, sinh thái:
Cá thể trưởng
thành, sống trên cạn, ven suối và chui rúc trong các lớp thảm mục thực vật ở các
khu rừng thường xanh núi cao. Thực ăn là các loài côn trùng đất sống trong khu
vực phân bố và giun. Chúng chỉ xuất hiện vào đầu mùa mưa để ghép đôi, giao phối
và
đẻ trứng. Trứng, nòng nọc sống dưới các vũng nước trong khu vực phân bố. Sau
khi
hoàn thành vòng đời, con trưởng thành lên bờ để sống.
Phân bố:
Loài mới được phát hiện vùng phân bố ở Điện Biên, Sơn La; Chiang
Rai (Thái Lan) và có thể phân bố ở Mianma (Lào). Chúng có tên gọi là cá cóc gờ
sọ mảnh
đo đặc điểm hình thái phần gờ sọ và dựa
trên các số liệu so sánh sự sai khác về hình thái, di truyền phân tử và cấu trúc
xương sọ để các nhà nghiên cứu công bố loài mới ở Việt Nam.