Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ếch cây mép da mông
Tên Latin: Rhacophorus exechopygus
Họ: Chẫu cây Rhacophoridae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH CÂY NẾP DA MÔNG

ẾCH CÂY NẾP DA MÔNG

Rhacophorus exechopygus Inger et al, 1999

Rhacophorus exechopygus Inger et al, 1999.

Họ: Chẫu cây Rhacophoridae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Lòa lưỡng cư thuộc bộ Không đuôi Anura có đầu rộng bằng hoặc hơn chiều rộng thân một chút. Răng lá mía tạo thành gờ mảnh, xếp ngang, không chạm nhau, chạm bờ trước lỗ mũi trong. Lưỡi dài, phần gốc hẹp, đầu lưỡi xẻ thuỳ rộng và sâu. Mõm tù hoặc hơi nhọn, vượt quá hàm dưới; gờ mõm không rõ, vùng trán và vùng má hơi lõm. Miệng rộng, đến giữa màng nhĩ. Màng nhĩ rõ, nằm gần mắt; đường kính màng nhĩ bằng khoảng 1/2 hoặc hơn một chút so với đường kính mắt. Mắt lớn; gian ổ mắt bằng khoảng 1,5 lần chiều rộng mí mắt trên. Lỗ mũi nằm gần sát mút mõm; đường kính mắt tương đương khoảng cách từ trước mắt đến mũi. Khớp gối và khớp khuỷu chạm nhau hoặc hơi gối lên nhau một chút khi gập sát thân. Mút ngón tay và ngón chân phình rộng; màng giữa các ngón tay hoàn toàn trừ ngón I, đĩa ngón tay I bé nhất, đĩa các ngón II, III và IV gần bằng nhau; đĩa ngón chân bé hơn đĩa ngón tay, màng giữa các ngón chân hoàn toàn, rộng.

Bàn tay có củ trong rõ, không có củ ngoài. Chân có củ bàn trong hình bầu dục dài, không có củ bàn ngoài. Bờ ngoài ống và cổ bàn tay có riềm da hẹp; ống chân không có riềm da, cổ bàn chân có riềm da hẹp. Khớp chày - cổ đến giữa mắt. Sau lỗ huyệt có nếp hạt.

Da sần với các hạt nhỏ; bụng và dưới đùi có nốt sần lớn hơn. Mặt trên đầu, thân và các chi màu nâu; màng giữa các ngón chân màu nâu đỏ với các vệt đen mảnh, màu ở màng ngón tay nhạt hơn. Bụng màu trắng nhạt, đôi khi có các đốm đen nhỏ; phần bụng dưới và dưới đùi màu nâu nhạt. Con cái lớn hơn con đực.

Sinh học, sinh thái:

Kiếm ăn ban đêm, xuất hiện sau cơn mưa từ thàng 6 đến tháng 9 hằng năm ở các khu vực rừng thường xanh còn tốt. Thức ăn là các loài ấu trùng sống trong khu vực sinh sống. Đẻ trứng vào tháng 6 đến tháng 9 hàng năm ở Đồng Nai (Phùng Mỹ Trung). Trứng được đẻ trong các tổ bòn bọt được ếch cái cuộn lá lại và có đường kính 6 - 8cm, sát mép nước, Giai đoạn đầu nòng nọc sẽ ăn các dưỡng chất do con me cung cấp trong tổ bòn bọt. Sau một thời gian chúng sẽ chui ra và rớt xuống khu vực có nước tiếp tục vòng đời biến thái - Ăn thực vật, Di chuyển bằng đuôi, Thở bằng mang và sống bấy đàn trước khi mọc chân, tiêu giảm phần đuôi và lên cây để sống.

Phân bố:

Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Phú Yên (Đại Lãnh), Đồng Nai (Mã Đà, Cát Tiên, Định Quán)

Giá trị:

Là loài ếch cây có hoa văn rất đẹp, nên chúng thường bị buôn bán làm vật nuôi cảnh ở Việt Nam và quốc tế. Có giá trị nghiên cứu khoa học, tim hiểu về sinh thái và tập tính của loài.

Tình trạng:

Do việc khai thác rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên. Cần có những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài này phân bố.

 

Mô tả loài: Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Quảng Trường, Phùng Mỹ Trung.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ếch cây mép da mông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này