Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngọc lan lông
Tên Latin: Magnolia albosericea
Họ: Ngọc lan Magnoliaceae
Bộ: Ngọc lan Magnoliales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Trịnh ngọc Bon  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGỌC LAN LÔNG

NGỌC LAN LÔNG

Magnolia albosericea Chun et C. Tsoong, 1964

Lirianthe albosericea (Chun & C.H.Tsoong) N.H.Xia & C.Y.Wu, 2008

Magnolia champacifolia Dandy ex Gagnep., 1938

Họ: Ngọc lan Magnoliaceae

Bộ: Ngọc lan Magnoliales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, cao 8 - 12 m, đường kính 20 - 25 cm. Cành non phủ dày lông màu trắng, vỏ màu xám. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục hẹp hay hình bầu dục dạng lưỡi mác nhược, dài 18 - 40 cm, rộng 6 - 15 cm, đầu nhọn hay có mũi tù, gốc hình nêm, mặt trên có ánh bóng, mặt dưới màu lụa phấn, phủ lông mềm màu trắng, gân 15 - 20 đôi, lá kèm mọc sát cuống lá. Hoa đơn độc ở đầu cành, nụ hoa được bao bọc bởi 3 chiếc lá bắc dạng mo. Bao hoa 9, màu trắng, xếp thành 3 vòng. Quả kép hình trứng ngược, dài khoảng 4,5 cm, đài có mỏ nhọn cong ra phía ngoài.

Sinh học, sinh thái:

Cây trung tính thiên về chịu bóng, thích hợp ánh sáng tán xạ. đây là loài cây trung sinh ưa đất màu mỡ, sâu dày, ẩm, thành phần cơ giới nhẹ, chua đến trung bình, tghuộc đất feralit hay đất xung tích, dốc tụ ven suối khe. Cây mọc chậm, tái sinh hạt yếu. Hoa tháng 5 - 6. Quả tháng 10 - 11.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới, vùng núi và đồi các tỉnh Bắc bộ và Bắc trung bộ.

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam)

Công dụng:

Gỗ tương đối mềm, mĩn, khó mối mọt, dễ gia công, dùng xây dựng, đóng đồ dùng gia đình, phụ tùng máy, dụng cụ văn phòng phẩm, đồ tiện, nhạc cụ... Cây có tán và hoa đẹp có thể trồng làm cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 485.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngọc lan lông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này