Cây gỗ: Cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp hoá gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chinh phân cành bên và chồi mang vòm lá. Thân chinh của cây gỗ to, nhỏ, cao, thấp, có cành nhánh nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loài. Thân khá cao, tới 25 - 40m hay hơn. Vi dụ: Xoài cánh Swintonia floribunda, Chò chai Hopea recopei
Cây bụi: Cây thân gỗ nhiều năm, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân chinh. Chiều cao của cây bụi thường không vượt quá 7m. Ví dụ: Sim Rhodomyrtus tomentosa
Những cây bụi có cành hóa gỗ dựa vào những cây khác mà leo lên gọi là cây bụi leo Vi dụ: Dây chiều ấn Tetracera indica
Cây thảo: Cây có thân nằm trên mặt đất, thân cây không hóa gỗ, chết lụi vào cuối thời kỳ tạo quả. Vi dụ: Địa liền Kaempferia galanga, Sâm ngọc linh Panax vietnamense.
Tùy theo số năm tồn tại mà phân biệt ra:
Cây thảo một năm: Cây thảo hoàn thành một chu kỳ sống trong một thời kỳ sinh dưỡng (một mùa hoặc một năm).
Cây thảo hai năm: Trong năm đầu, chỉ phát triển lá gần gốc rễ, vào năm thứ hai, mới xuất hiện thân mang hoa và quả, và sau đó cây sẽ bị chết.
Cây thảo nhiều năm: Cây thảo sống dai nhờ có thân ngầm sống dai nhiều năm, còn phần trên mặt đất sẽ chết đi hàng năm.
Cây leo: Cây có thân mềm, không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào các cây khác hay các vật thể làm giá tựa hoặc nhờ các cơ quan đặc biệt như tua cuốn, móc, rễ phụ, nhánh hoặc lá.
Các kiểu thân cây:
Thân: Cơ quan dinh dưỡng của cây nằm trung gian giữa lá và rễ, là con đường dẫn truyền nhựa, tích lũy chất dự trữ và sinh sản. Tùy theo vị tri không gian mà chia ra các loại thân:
Thân bò lan: Thân bắt đầu từ cổ rễ, vươn dài trên mặt đất và tận cùng là một chồi. Chồi này phát triển thành một vòng lá mới và mọc rễ mới.Từ đó lại sinh ra một thân bò lan khác và cứ tiếp tục như thế; như thân cây Rau má, cây Dâu tây
Thân leo: Thân của cây leo chỉ có thể vươn dài lên nhờ bám vào một cọc hay trụ làm giá tựa, hoặc bởi các tua cuốn hay rễ móc: như cây leo họ Đậu - Fabaceae.
Thân quấn: Thân mềm yếu, không thể đứng thẳng, phải quấn vào giá tựa hoặc cây khác để vươn lên. Như thân quấn của cây họ Nho Vitaceae, họ Bầu bí - Cucurbitaceae, Họ Củ nâu - Dioscoreaceae
Thân rễ: Thân dưới đất của cây thảo nhiều năm. Trên thân rễ, thường thấy rõ những vết sẹo của những thân mang hoa của các năm trước. Thân rễ cũng có chồi đỉnh, chồi nách, đốt và gióng, các lá nhỏ dạng vẩy hoặc dạng màng mỏng.
Thân hành: Thân ngầm dưới đất dạng quả lê, dạng trứng hoặc cầu dẹt như là một cái thân ngắn mang nhiều lá biến đổi thành dạng vẩy úp lên nhau. Vẩy ngoài khô dai làm nhiệm vụ che chở, vẩy trong nạc, mọng nước có chức năng dự trữ, ở khoảng giữa hành là những lá phát triển thành lá sinh dưỡng và chồi sẽ tạo thành cán hoa. Hành có thể có nhiều chồi nách. Hành sống dai dưới đất. |