MAI VÀNG
MAI VÀNG
Ochna integerrima
(Lour.)
Merr.,
1935
Ochna
harmandii
1942
Elaeocarpus intergerrimus
Lour.
Discladium harmandii
Tiegh.
Họ:
Mai
vàng Ochnaceae
Bộ:
Mai
vàng Ochnales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây
gỗ nhỏ, cao 3 - 7 m, cành nhánh thưa dài,
mảnh. Lá thường xanh (để có hoa nở rộ thường cắt bớt lá vào mùa có nụ).
Lá đơn mọc cách, mềm, xanh nhạt bóng, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa thành chùm
ở nách lá. hoa có cuống ngắn. Cánh đài 5, màu xanh bóng, dày, không che kín nụ.
Cánh tràng 5 - 10. Hiện nay nhiều nhà vườn đã tạo ra các cây mai vàng có số cánh
rất nhiều, trên 20. Màu vàng tươi. Đĩa hoa dày có khía, nhị nhiều. Bầu có 3 - 10
múi, mỗi múi một noãn. Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống xếp quanh đế hoa. Loài
này rất giống với Mai cánh lõm
Gomphia serrata, nhưng
khác ở phần cánh lõm và nhụy, nhị.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc tự nhiên
trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh ở miền Trung và miền Nam nước ta (ít
khi gặp ở miền Bắc). Hoa nở vào dịp tết giống như cây Gomphia serrata
và được trồng để làm cảnh ở khắp nơi.
Cây chịu nhiều kiểu đất khác nhau và chịu hạn khá tốt. Hoa nở từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau. Quả chín tháng 5 tháng 6.
Phân bố:
Trong nước:
Mọc trong các kiểu rừng thường xanh núi thấp và các rừng khô hạn từ Quảng Ngãi
đến Cà Mau và được trồng khắp nơi ở các
tỉnh từ miền Trung đến miền Tây Nam bộ.
Nước ngoài:
Cambodia, Thái Lan
Công dụng:
Cây cho hoa nở
vào dịp tết Nguyên Đán (ở các tỉnh phía Nam) và có hương thơm nên rất
được ưa chuộng được gân trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay cắt các cành già cắm
lọ, bình như cắm hoa Đào. Muốn có hoa nở vào đúng dịp Tết, cần tuốt lá trước độ
2 tuần (tùy theo tời tiết và chồi nụ xuất hiện).
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.
|