PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (PHẦN 2)
Điều 48. Quyết định xử phạt
1. Trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt, thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày.
Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên chức vụ người ra quyết định; họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên địa chỉ của tổ chức vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm, Điều, khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, hình thức xử phạt chính; các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật phương tiện; biện pháp khắc phục hậu quả ( nếu có); thời hạn nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ, nếu các nhân tổ chức bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cũng chế thi hành; quyền khiếu nại và thời hạn khiếu nại.
3. Quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Điều 49. Thủ tục phạt tiền
1. Việc phạt tiền trên 20000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Pháp lệnh này.
2. Cá nhân tổ chức bị phạt tiền kể cả trường hợp bị phạt tiền theo thủ tục đơn giản, đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và nhận được biên lai thu tiền phạt.
tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại kho bạc nhà nước.
3. Quyết định phạt tiền từ 2000000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.
5. Chính phủ quy định cách thức nộp phạt, chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.
Điều 50. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
1. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyên xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt tên, loại, số giấy phép, thời hạn tước quyền sử dụng và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
2. Trong trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép cho người, tổ chức sử dụng giấy phép đó.
3. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời bào cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
Điều 51. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, ghi rõ họ tên, số lượng, chủng loại vật bị tịch thu, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật đó, chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người làm chứng.
Trong trường hợp niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diên tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi lên cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Điều 52. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện và chuyển giao chôm cơ quan tài chính cấp huyện trở lên. cơ quan tài chính phải lập hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá tang vật, phương tiện đó. Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại kho bạc nhà nước.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho tích mạng, sức khỏe con người và môi trường sống thì người ra quyết định xử phạt phải lập hội đồng xử lý để tiêu hủy. Tùy thuộc vào tính chất tang vật, phương tiện, thành phần hội đồng xử lý gồm đại diện cơ quan nhà nước của người đã ra quyết định xử phạt và đại diên cơ quan hữu quan. Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm rễ bị hư hỏng thì người ra quyết định xử phạt phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại kho bạc nhà nước.
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trừ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là không biết rõ của ai thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện trở lên xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 53. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi sét thấy vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết
Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.
Điều 54. Thi hành quyết định vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không chấp nhận quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành.
1. Tổ chức bị xử phạt, phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chết hành một số biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng:.
b. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành việc cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của cơ quan đó khi được yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
5. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này và cưỡng chế thực hiện các hình thức bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm do chính phủ quy định.
Điều 56. Thời hiệu thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành sau 1 năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình chốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu nói tại Điều này.
Chương VII. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác
Mục 1. Thủ tục giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 57. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn, đối với người được quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm: Trưởng công an cấp xã, đại diện mặt trận tổ quốc cùng cấp, các tổ chức xã hội ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục tại xã, phường, thị trấn để xem xét việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; tùy theo từng đối tượng mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, nhà trường, tổ chức xã hội ở cơ sở và gia đình quản lý giáo dục.
3. Quyết định được gửi cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gia đình người đó và nơi thi hành quyết định.
Điều 58. Nội dung quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Nội dung quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ra quyết định; họ tên chức vụ của người ra quyết định; họ tên ngày tháng năm sinh nơi cư trú của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn: lý do, Điều khoản văn bản, ngày thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức, gia đình thi hành quyết định.
Điều 59. Thi hành quyết định.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gia đình người đó, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giáo dục có trách nhiệm thi hành quyết định. Mỗi tháng một lần, gia đình người đó, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu người được giáo dục có tiến bộ rõ rệt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thôi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
Mục 2. Thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng
Điều 60. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của đoàn viên thanh niên và hội phụ nữ, ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
Điều 61. quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của hội đồng tư vấn.
2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan công an, cơ quan tư pháp, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. đại diện lãnh đạo cơ quan công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.
Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.
4. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan công an cấp tỉnh và cấp xã, nơi người đó cư trú.
Đối với người không có nơi cư trú nhất định, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lập hồ sơ.
Điều 62. Nôi dung quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng, lý do, Điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định.
Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào trường, nơi và thời hạn khiếu nại.
Điều 63. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người có quyết định vào trường giáo dưỡng.
2. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người được giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng.
Trong thời gian chấp hành quyết định, người được giáo dưỡng phải chịu sự quản lý của trường.
Điều 64. Hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn thi hành quyết định khi có một trong những lý do sau đây:
a. Đang ốm nặng có giấy chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
b. Gia đình đang có khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận.
2. Khi Điều kiện hoãn thi hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thể miễn chấp hành quyết định.
3. Trong trường hợp nói tại khoản 1 và 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, làm văn bản báo cáo liêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành.
Điều 65. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa đi bệnh viên hoặc đưa về gia đình Điều trị, chăm sóc.
3. Bộ trưởng bộ nội vụ quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ, việc chấp hành tại trường giáo dưỡng trên cơ sở đề nghị của trường. quyết định này được gửi cho Ủy ban nhân dân ấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 66. Hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Khi hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng thì trường giáo dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong biện pháp đó, gửi bản sao, giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị, và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình.
Mục 3. Thủ tục đưa vào cơ sở giáo dục
Điều 67. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục
1. Đối với người cần đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, xem xét, lập hồ sơ, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, lập hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của các tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.
3. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.
Điều 68. quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của hội đồng tư vấn.
2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan công an, cơ quan tư pháp, cơ quan Lao động và Thương binh xã hội, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp tỉnh. đại diện lãnh đạo cơ quan công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.
4. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải gửi cho người phải chấp hành quyết định đó, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
Điều 69. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục
Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở giáo dục, lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định.
Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào cơ sở giáo dục, nơi và thời hạn khiếu nại.
Điều 70. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.
3. Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị áp dụng biện pháp này phải chịu sự quản lý của cơ sở.
Điều 71. Hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục có thể được hoãn thi hành quyết định khi có một trong những lý do sau đây:
a. Đang ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo có giấy chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
b. Phụ nữ đang có thai có giấy chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
c. Gia đình đang có khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận.
2. Khi Điều kiện hoãn thi hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thể miễn chấp hành quyết định.
3. Trong trường hợp nói tại khoản 1 và 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, làm văn bản báo cáo liêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành.
Điều 72. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa đi bệnh viên hoặc đưa về gia đình điều trị, chăm sóc.
3. Bộ trưởng bộ nội vụ quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ, việc chấp hành cho người được đưa vào cơ sở giáo dục trên cơ sở đề nghị của giám đốc cơ sở. quyết định này được gửi cho Ủy ban nhân dân ấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
Điều 73. Hết hạn chấp hành đưa vào cơ sở giáo dục.
Khi hết hạn chấp hành thì cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người được đưa vào cơ sở, và gửi bản sao, giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị, và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình.
Mục 4. Thủ tục đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Điều 74. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh
1. Đối với người đưa vào cơ sở chữa bệnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, xem xét, lập hồ sơ, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của cơ quan y tế, các tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.
3. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội phối hợp với cơ quan công an có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.
Điều 75. quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của hội đồng tư vấn.
2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan công an, cơ quan tư pháp, cơ quan Lao động và Thương binh xã hội, hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh. đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động và Thương binh xã hội là thường trực Hội đồng tư vấn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.
5. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải gửi cho người phải chấp hành quyết định đó, cơ quan Lao động và Thương binh xã hội, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
Điều 76. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh, lý do, Điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định.
Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh, nơi và thời hạn khiếu nại.
Điều 77. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.
Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị áp dụng biện pháp này phải chịu sự quản lý của cơ sở.
Điều 78. Hết hạn chấp hành đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Khi hết hạn chấp hành thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người được đưa vào cơ sở và gửi bản sao, giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, cơ quan y tế, cơ quan công an nơi đã lập hồ sơ đồng thời thông báo cho gia đình.
Mục 5. Thủ tục áp dụng quản chế hành chính
Điều 79. Lập hồ sơ đề nghị quản chế hành chính.
1. Đối với người cần quản chế hành chính thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi người đó cư trú, lập hồ sơ, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của đương sự, nhận xét của cơ quan công an cấp huyện, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Cơ quan Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
Điều 80. quyết định quản chế hành chính.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc quản chế hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của hội đồng tư vấn.
2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan công an, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. đại diện lãnh đạo cơ quan công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.
4. Quyết định quản chế hành chính phải gửi cho người bị quản chế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan công an cùng cấp nơi lập hồ sơ và, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.
Điều 81. Nội dung quyết định quản chế hành chính.
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người quản chế hành chính, lý do, Điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định.
Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người quản chế, nơi và thời hạn khiếu nại.
Điều 82. Thi hành quyết định quản chế hành chính.
1. Thời gian quản chế hành chính được tính từ ngày người bị quản chế chấp hành quyết định quản chế. Trong thời gian chấp hành quyết định, ngươi bị quản chế phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền cấp xã và nhân dân địa phương nơi chấp hành quyết định quản chế hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế quyết định quản chế có trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị quản chế, định kỳ 3 tháng một lần báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 83. Giảm thời hạn, quản chế hành chính.
1. Người bị quản chế hành chính đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn quản chế.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định quản chế hành chính, xét giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ.
Điều 84. Hết hạn quản chế hành chính.
Khi hết hạn quản chế hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định cho người bị quản chế, đồng thời gửi bản sao, giấy chứng nhận đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã lập hồ sơ.
Mục 6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác
Điều 85. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng các biện pháp hành chính khác.
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình lập hồ sơ, ra quyết định và thi hành quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác.
2. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính và các quyết định khác liên quan. Việc thi hành các biên pháp nói tại khoản này phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Điều 86. Thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng các biện pháp hành chính khác.
Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp hành chính khác, Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị với người đã ra quyết định hoặc với cơ quan thi hành quyết định đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khàng nghị, người ra quyết định hoặc cơ quan thi hành quyết định đó phải có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân.
Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời của người ra quyết định hoặc cơ quan thi hành biện pháp hành chính khác, thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chương VIII. Khiếu nại, tố cáo
Điều 87. Khiếu nại áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân tổ chức bị áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp này.
2. Người có thẩm quyền nhận được khiếu nại phải xen xét, giải quyết và trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
Điều 88. khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bi xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp củ họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong tời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người bị khiếu lại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Trong tời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.
Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng, Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp bộ gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành và lĩnh vực. Trong tời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm xem xét kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của người đã giải quyết khiếu nại, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại phải xem xét, thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ quản lý ngành lĩnh vực. quyết định là quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong tời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định về khiếu nại. quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
2. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt trừ trường hợp tháo rỡ công trình xây dựng trái phép.
3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:
a. Giữ nguyên quyết định xử phạt.
b. Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt.
c. Hủy quyết định xử phạt.
4. Trong trường hợp người giải quyết quyết định khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, hủy quyết định xử phạt thì có thể giải quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp( nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định về bồi thường, bồi hoàn, thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
Điều 89. khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính, hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định trong tời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nôi vụ đối với quyết định được đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính hoặc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong tời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ n ội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội có trách nhiệm xem xét giải quyết khiếu nại và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội là quyết định cuối cùng.
2. Việc khiếu nại quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính không làm đình chỉ việc thi hành quyết định.
3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:
a. Giữ nguyên quyết định xử lý.
b. Thay đổi thay đổi thời hạn áp dụng biện pháp hành chính.
c. Hủy quyết định xử lý.
Điều 90. giải quyết tố cáo
1. Tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Khi nhận được tố cáo người có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo.
Chương IX. Xử lý vi phạm
Điều 91. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc không xử lý kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 92. Xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính.
Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương X. Điều khoản thi hành
Điều 93. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 1995.
Điều 94. Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989.
Những quy định về xử lý vi phạm hành chính trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ, trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định của luật.
Điều 95. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 1995 |
|
|
T/M Ủy ban thường vụ quốc hội |
|
|
(đã ký) |
|
|
Chủ tịch : Lê Quang Đạo |
|
|