Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (PHẦN 1)

 

 

Xem trang tiếp

 

Chính phủ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 41_L/CTN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LỆNH CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 130 và Điều 160 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội .

NAY CÔNG BỐ

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, thông qua ngày 06 tháng 07 năm 1995.

 

 

Hà nội ngày 19 tháng 7 năm 1995

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Đã ký: Lê Đức Anh

 

 

PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

• Để đấu tranh & phòng chống vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
• Căn cứ vào Điều 91 của hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
• Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp luật năm 1995.
• Pháp lệnh này qui định xử lý vi phạm hành chính
Chương I: những qui định chung

Điều 1. Xử lý vi phạm hành chính
1. Xử lý vi phạm hành chính nói trong Pháp lệnh này bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
2. Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự & theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Các biên pháp Xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được qui định tại các Điều 21, 22, 23, 24 và 25 cuả Pháp lệnh này.

Điều 2. Thẩm quyền qui định hành vi vi phạm hành chính & các chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
• Chính phủ qui định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt đối với từng loạI hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước: quy định chế độ giáo dục tại xã, phường, thị trấn đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng qui định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật qui định.
• Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp hành chính khác trong các trường hợp qui định tại các Điều 21, 22, 23, 24 & 25 của Pháp lệnh này. 3. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu qủa do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật. 4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần 5. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. 6. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, thân nhân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. 7. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

 

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính
1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành vên của Mặt trận, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là tổ chức) và mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ những qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hánh chính, các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục các thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ & tuân theo pháp luật, các qui tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loạI trừ nguyên nhân, Điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo các qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
• Nghiêm cấm lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính. 3. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân có quyền giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính & những hành vi vi phạm hành chính & những hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 5. Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gain tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thực phạt tước quyền xử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh, quốc phòng thì người xử phạt không trực tiếp xử lý má đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷ luật; c) Tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra; d) Cá nhân, tổ chức người nước ngoàI vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo qui định của pháp luật Việt nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. 2. Các biện pháp xử lý phạm hành chính khác qui định tại các Điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này không áp dụng đối với người nước ngoài.

 

Điều 6. Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đ
• Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể để bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính qui định tại Điều 11 của Pháp lệnh này; khi phạt tiền đối với họ thì người có thẩm quyền áp dụng mức phạt thấp hơn so với mức phạt đối với người thành niên.

2. Người chưa thành nIên vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. 3. Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp thay. 4. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm qui định tại khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng • Chính phủ qui định chế độ giáo dưỡng thích hợp đối với các đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

 

Điều 7. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ
1. Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt các tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tính thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; 3. Người vi phạm là phụ nữ có thai; người già yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; 4 Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự mình gây ra hoàn cảnh đò; 5. Vi phạm do trình độ lạc hậu

 

Điều 8. Tình tiết tăng nặng
Chỉ có những tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng:
1. Vi phạm có tổ chức;
2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; 3. Xúi dục lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm; 4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích khác; 5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm 6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn do hoàn cảnh đặc biệt khác của xã hội để vi phạm; 7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính; 8. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính;

 

Điều 9. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn trên được tính là 2 năm đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, nhập khẩu, xuất khẩu, xuất nhập cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng các biên pháp qui định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu có hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn được qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 10. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua 1 năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hệt hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì bị coi như chưa xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu quá 2 năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử lý, nếu có tiến bộ thực sự, được UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận, thì được coi như chưa áp dụng biện pháp đó.

Chương II: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

 

Điều 11. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức sau đây:

a. Cảnh cáo

b. Phạt tiền 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ xung sau đây: a. Tước quyền sử dụng giấy phép b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính 3. Ngoài các hình thức xử phạt qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp dưới đây: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc bồi thường thiệt hai do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đ d. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho con người, văn hoá phẩm độc hại 4. Việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với từng vi phạm hành chính được qui định trong các văn bản pháp luật có qui định về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 12. Cảnh cáo
• Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ được quyết định bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác qui định trong các văn bản pháp luật có qui định về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 13. Phạt tiền
1. Phạt tiền từ 5.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm hành chính nhỏ, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính không thuộc trường hợp qui định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính có nhiều tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, tài chính, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xây dựng văn hoá, thông tin, hàng hải, hàng không, nghiên cứu thăm dó, khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác và những lĩnh vực do Chính phủ qui định.

Điều 14. Tước quyền sử dụng giấy phép
• Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng qui tắc sử dụng giấy phép. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.Thẩm quyền và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép do Chính phủ qui định.

Điều 15. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
• Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc xung vào quĩ Nhà nước vật, tiền hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
• Không tịch thu tang vật, tiền, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Điều 16. Buộc khôi phục là tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép.
• Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra hoặc phải tháo dỡ công trình trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Điều 17. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra
• Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên.
• Đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại từ trên 1.000.000 đồng được giảI quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 18. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra
• Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mật sự yên tĩnh chung, thì phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm đó và phải thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Điều 19. Tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
• Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm đốc hại là tang vật vi phạm hành chính phải tiêu huỷ.

Chương III: Các biện pháp xử lý hành chính khác
Điều 20. Các biện pháp xử lý hành chính khác
1. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
a. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
b. Đưa vào trường giáo dưỡng c. Đưa vào cơ sở giáo dục d. Đưa vào cơ sở chữa bệnh đ. Quản chế hành chính 2. Điều kiện áp dụng các biện pháp nói tại khoản 1 Điều này được qui định tại các Điều 21, 22, 23.24.25 của pháp lệnh này

Điều 21. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
• Người nhiều lần có hành vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, người nghiện ma tuý, người mại dâm nhưng chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh thí áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.
• Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội tại cơ sở, gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này.

Điều 22. Đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật qui định tại Khoản 2 Điều này, thi được đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm để học văn hoá, giáo dục hường nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý giáo dục của trường.

2. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

a. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng qui định tại Bộ luật hình sự; b. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng qui định tại Bộ luật hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa; c. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa. 3. Bộ nội vụ thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương bình & xã hội, UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức quản lý các trường giáo dưỡng phù hợp cho lứa tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Điều 23. Đưa vào cơ sở giáo dục

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tài sản của nhà nước, tài sản của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tài sản của các tổ chức nước ngoàI, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài & vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì đưa vào cơ sở giáo dục để học tập, lao động trong thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.

2. Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

3. Bộ nội vụ quản lý các cơ sở giáo dục, phối hợp với Bộ lao dộng thương binh & xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.

Điều 24. Đưa vào cơ sở chữa bệnh
1. Người nghiện ma túy, người mại dâm có tính chất thường xuyên, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì đưa vào cơ chữa bệnh để chữa bệnh, học tập và lao động trong thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm
2. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi. 3. Bộ lao động thương binh & xã hội quản lý các cơ sở chữa bệnh, phối hợp với Bô y tế, Bộ nội vụ trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các cơ sở chữa bệnh.

Điều 25. Quản chế hành chính
1. người có hành vi vi phạm pháp luật qui định tại khoản 2 Điều này phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương trong thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.
2. Đối tượng bị quản chế hành chính là người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi. 4. Bộ nội vụ thống nhất chỉ đạo việc quản chế hành chính

Chương IV: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Điều 26.Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng d. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng đ. Buộc khôi phục lại tính trạng ban đấu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra e. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung f. Tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người g. Quyết định việc giáo dục tại phường, xã, thị trấn

Điều 27. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng c. Quyết định việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp qui định tại khoản 2 và 3 Điều 11 của pháp lệnh này, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép

Điều 28. thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng c. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng d. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đ. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh e. Quyết định quản chế hành chính f. Áp dụng các hình thức sử phạt bổ sung, các biện pháp qui định tại khỏan 2 và khoản 3 Điều 11 cuả pháp lệnh này, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

Điều 29. thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng
1. Chiến sỹ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng 2. Trạm Trưởng, đội Trưởng của người có thẩm quyền qui định tại khoản 1 Điều này có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 200.000 đồng c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng 3. Trưởng công an phường được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính qui định tại Điều 26 của pháp lệnh này, trừ quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn... 4. Trưởng công an cấp huyện có quyền a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng c. Tước quyền sử dụng các loạI giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính & áp dụng các biện pháp qui định tại khoản 3 Điều 11 của pháp lệnh này. 5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Xuất cảnh, Nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm ở trung ương, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đạI đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Chỉ huy Trưởng trạm Công an cửa khẩu, Chỉ huy Trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy Trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng đồn biên phòng có quyền a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng c. Tước quyền sử dụng giấy phép trong các lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính & áp dụng các biện pháp qui định tại khỏan 3 Điều 11 của pháp lệnh này 6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng c. Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển, giấy phép lưu hành phương tiện giao thông, giấy phép quản lý vũ khi, chất nỗ và các loạI giây phép khác do ngành Công an cấp, tích thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính & áp dụng các biện pháp qui định tại khỏan 3 Điều 11 của pháp lệnh này 7. Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC, Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự, Cục Trưởng Cục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chỉ huy Trưởng bộ đội Biên phòng cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tích thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính & áp dụng các biện pháp qui định tại khỏan 3 Điều 11 của pháp lệnh này

Điều 30. thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan
1. Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng
2. Đội Trưởng đội kiểm soát Hải quan cấp tỉnh, Trưởng Hải quan cửa khẩu có quyền
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đ
3. Giám đốc Hải quan cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng
c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tích thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính & tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

Điều 31. thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan kiểm lâm
1. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng
2. Trạm Trưởng trạm Kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm lưu động có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng
3. Hạt Trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm soát lâm sản có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
5. Cục Trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng
c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp qui định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 32. thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thuế
Trừ trường hợp Luật có qui định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền xử phạt:
1. Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 100.000 đồng; 2. Trưởng trạm thuế, Đội trưởng đội thuế có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 200.000 đồng; 3. Chi cục Trưởng chi cục thuế có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng. 3. Cục Trưởng cục thuế có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 33. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng; 2. Đội trưởng đội quản lý thị trường có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng; c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng và tiêu hủy vật phẩm có gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại. 3. Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu hủy vật phẩm có gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại. 4. Cục trưởng Cục quản lý thị trường có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu hủy vật phẩm có gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại.

Điều 34. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành.
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng; c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng và áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của pháp lệnh này. 2. Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành cấp sở có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của pháp lệnh này. 3. Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành cấp bộ có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của pháp lệnh này.

Điều 35. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
1. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng; 2. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 100.000 đồng; 3. Đội trưởng Đội thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương có quyền: a. Phạt cảnh cáo b. Phạt tiền đến 500.000 đồng;

Điều 36. Ủy quyền xủ lý vi phạm hành chính.
• Trong trường hợp những người có thẩm quyền xủ lý vi phạm hành chính quy định tại các Điều 26, 27 và 28 các khoản 3, 4, 5, 6 và 7, Điều 29, khoản 2 và 3 Điều 30, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 2, 3 và 4 Điều 33, các khoản 2 và 3 Điều 34, và khoản 3 Điều 35 của Pháp lệnh này vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ, thì cấp phó của những người đó có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền của họ.

Điều 37. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
1. Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Chương V. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Điều 38. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
• Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biên pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
a. Tạm giữ người:
b. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm: c. Khám người; d. Khám phương tiện vân tải, đồ vật: đ. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. • Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các Điều 39 - đến Điều 44 của Pháp lệnh này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này.

Điều 39. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý hành chính hoặc cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng. \2. Thời hạn giữ vi phạm hành chính không quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm.
• Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc thực hiện vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hả đảo, thì thời hạn giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ. 3. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải ra thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính trên 6 giờ thì nhất thiết phải thông báo cho cha mẹ hoặc người dám hộ của họ biết. 4. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ 1 bản. 5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự, hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tam giữ.

Điều 40. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Những người sau đây có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; Trưởng công an phường;
b. Trưởng công an cấp huyện; c. Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng cảnh sát trật tự, Trưởng phỏng cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an cấp tỉnh; d. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở trung ương. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội trở lên có tính chất hoạt động độc lập; chỉ huy Trưởng trạm công an cửa khẩu;
đ. Hạt trưởng hạt kiểm lâm;
e. Trưởng Hải quan của khẩu
f. Đội trưởng đội quản lý thị trường
g. Chỉ huy trưởng tiểu khu biên phòng, chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới Hải đảo;

Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. • Trong trường hợp những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h. Điều này vắng mặt hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình thì cấp phó của họ được quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 41. Tạm giữ tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
• Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyền d8ịnh tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảng sát nhân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hài quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e,, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. 3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có tránh nhiệm bảo quản tang vật, phương tiên đó; nếu ro lỗi của người này mà tang vật phương tiện bị, mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu tránh nhiệm bồi thường. • Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong tì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diên gia đình, tổ chức, chính quyền và người chứng kiến. 4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quí, kim khí quí, các chất ma túy vá những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật. • Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm rễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này. 5. Trong thời hạn không qúa 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng, nếu không áp dụng hình thức tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tớ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân tổ chức đó thi hành song quyết định. 6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải trao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.

 

Điều 42. Khám người theo thủ thục hành chính
1. Việc khá người theo thủ thục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định người đó đang cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này ớ được quyết định khám người theo thủ thục hành chính.
• Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, Hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải bào ngay cho Thủ trưởng đơn vị. 3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. 4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.

 

Điều 43. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất dấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, Hải quan, kiểm soát viên thị trường, cán bộ, thuế vụ, thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật, hoặc người Điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người Điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 2 người chứng kiến. 4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải đồ vật đều phải lập biên bản và phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người Điều khiển phương tiện vận tải một bản.

 

Điều 44. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trưởng công an cấp huyện có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở thì lệnh đó phải được viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành.
• Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, trưởng phòng cảnh sát kinh tế, trưởng phòng cảnh sát hình sự cấp tỉnh, trưởng công an cấp huyện, đội trưởng đội quản lý thị trường có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phải báo cáo bằng văn bản cho Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra lệnh khám. 3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thanh niên trong gia đình họ và 2 người chứng kiến. 4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đều phải lập biên bản và phải giao cho người chủ nơi bị khám một bản. Chương VI. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

 

Điều 45. Đình chỉ hành vi phạm hành chính
• Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

Điều 46. Thủ tục đơn giản
• Trong trường hợp xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 20.000 đồng, thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ.
• Trong quyết định phạt tiền phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người vi phạm, hành vi vi phạm và mức tiền phạt, nơi nộp phạt; họ tên người ra quyết định. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt.

 

Điều 47. Lập biên bản về vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản.
2. Biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ tên, địa chỉ người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; nội dung vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính đảm bảo việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của họ.
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất là 2 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người làm chứng người bị thiệt hại hoặc đại diên tổ chức vi phạm, thì họ cũng phải ký vào biên bản; nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. • Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì những người nói tại khoản 3 Điều này phải ký vào từng tờ. 4. Biên bản lập song phải trao cho các nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì họ giữ biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý.

 

 

Xem trang tiếp

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này