Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Khướu đá mun
Tên Latin: Stachyris herberti
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes 
Lớp (nhóm):  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KHƯỚU ĐÁ MUN

KHƯỚU ĐÁ MUN

Stachyris herberti (Baker, 1920)

Họ: Khướu Timaliidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Bộ lông màu đen bồ hóng. Mỏ màu xanh nhạt. Họng đen nhạt; cằm trắng nhạt; đỉnh đầu và lông cánh màu nâu đen. Đuôi hẹp.

Sinh học, sinh thái:

Thường đi ăn theo đàn trên thảm thực vật thưa trên núi đá vôi; vừa kiếm ăn vừa di chuyển. Sinh cảnh sống là rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; độ cao phân bố từ 50 - 610m. Chưa có số liệu về sinh học.

Phân bố:

Trong nước: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Khu bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông (Quảng Trị).

Thế giới: Lào

Giá trị:

Loài chỉ thị của rừng trên núi đá vôi vùng đất thấp Trung Bộ Việt Nam.

Tình trạng:

Loài đặc hữu của Việt Nam và Lào; gặp không phổ biến trong vùng phân bố.

Phân hạng: VU B1 C1

Biện pháp bảo vệ:

Đã đưa vào Sách Đỏ Chim  Châu Á (2001), bậc NT (sắp bị đe dọa). Hiện chúng đang được bảo vệ tại các khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng và Đa Krông.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 297.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Khướu đá mun

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này