Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngô đồng
Tên Latin: Firmiana simplex
Họ: Trôm Sterculiaceae
Bộ: Bông Malvales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Đỗ xuân Cẩm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Firmiana simplex (L.) Wight, 1909

Clompanus simplex (L.) Kuntze, 1891

Culhamia simplex (L.) Nakai, 1952

Sterculia firmiana J.F.Gmel., 1792

Sterculia simplex (L.) Druce, 1914

Họ: Trôm Sterculiaceae

Bộ: Bông Malvales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây rụng lá cao 15 - 17 m, đường kính 40 - 50 cm. Vỏ nhẵn, khi non màu lục xám, khi già màu xám. Lá đơn, mọc cách, phân 3 - 5 thùy chân vịt, dài và rộng 8 - 35 cm, gốc hình tim, các thùy không có răng cưa, mặt dưới có lông mềm. Cuống lá dài 6 - 35 cm. Cụm hoa chùy, dài 20 cm, lông tơ ngắn. Hoa đơn tính, 5 cánh đài hình dải, đầu nhọn, màu vàng hoặc trắng vàng, cuộn ra phía ngoài, phía gốc hợp thành ống. Hoa đực có cột nhị dài hơn cánh đài, đầu có 15 bao phấn. Hoa cái: bầu không cuống, 5 lá noãn rời, gốc bầu có nhụy thoái hóa; quả nang gồm 5 lá noãn mỏng, hình đàn tỳ bà, dài 7 - 9,5 cm, có lông hình sao, mang 4 - 5 hạt đính ở mép. Hạt hình cầu, to màu nâu vàng, có vân.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt dễ dàng. Cây mọc trong rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, hoặc trên những vùng núi đá vôi và núi đất chua hoặc trung tính. Hoa tháng 4 - 5. Quả tháng 8 - 9.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc ở hầu khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Huế.

Nước ngoài: Bangladesh, Trung Quốc, Hải Nam, Nhật Bản, Nansei-shoto, Đài Loan.

Công dụng:

Gỗ màu trắng vàng, nhẹ, tỷ trọng 0,42, thô, có vân, có thể dùng xẻ ván, đóng hòm, làm nhạc cụ, nguyên liệu giấy. Hạt có dầu, hàm lượng tới 40%, dùng đốt đèn, làm xà phòng và làm thuốc. Cây có dáng đẹp, có thể trồng trong công viên, đường phố.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 713.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngô đồng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này