Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mòng bể relic
Tên Latin: Larus relictus
Họ: Mòng biển Laridae
Bộ: Rẽ Charadriiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MÒNG BỂ RELIC

MÒNG BỂ RELIC

Larus relictus Lonnberg, 1931

Larus melanocephalus relictus Lonnberg, 1931.

Họ: Mòng bể Laridae

Bộ: Rẽ Caradriiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Mỏ ngắn, mập, màu đen. Lông cánh thứ cấp trắng nhạt và nhạt hơn lông bao cánh trên. Mặt dưới 4 lông cánh sơ cấp ngoài cùng màu đen. Có các dải màu đen nhạt ở trên đầu. Về mùa hè đầu và họng xanh đen.

Sinh học, sinh thái:

Làm tổ ở khu vực phía đông Kazakhstan, nam Siberia, Mông cổ, bắc Trung Quốc. Trú đông ở vùng ven biển Trung Quốc, nam Triều Tiên. Tại vùng Đông Nam  Châu Á gặp lang thang ở ven biển vùng Đông Bắc nước ta (79). Mòng bể relic làm tổ tập đoàn lên đến độ cao 1.500m, tại khu vực khô cằn, trên các hòn đảo ven biển, tại các hồ nước mặn có mức nước thay đổi. Chúng không ở trong các vùng hồ khô hạn, hay nếu như các đảo đó lại nối liền với bờ, ngay cả khi mức nước quá cao và diện tích đảo bị thu lại quá nhỏ hoặc bị lớp thực bì che phủ hết. Một số các bãi bùn ngập triều ở khu vực cửa sông tuy không phải là nơi làm tổ, nhưng rất quan trọng đối với loài này.

Phân bố:

Trong nước: Vùng Đông Bắc Việt Nam: Nam Định, Thái Bình.

Thế giới: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên.

Giá trị:

Loài quý hiếm, có giá trị nghiên cứu quá trình di cư của chúng trên thế giới.

Tình trạng:

Đây là một trong số các loài Mòng bể đang bị đe doạ trên thế giới. Đã gặp ở Việt Nam dọc vùng ven biển khu Đông Bắc, nhưng rất hiếm. Từ lâu chưa có thêm thông tin. Người ta ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng dưới 10.000 cá thể trưởng thành. Mọi sự thay đổi của mực nước đã ảnh hưởng đến kết quả sinh sản của loài, và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào chế độ mưa bão và lũ lụt. Cùng với việc một số khu bảo vệ đất ngập nước nội địa và vùng ven biển phía bắc Việt Nam đã và đang được thành lập bên cạnh các khu bảo tồn thiên nhiên và khu Ramsar Xuân Thuỷ (Nam Định) tại vùng cửa sông Hồng đã có từ lâu, dự đoán, cũng như việc phát hiện trong vài năm gần đây nhiều loài chim di cư ven biển khác, chúng ta hy vọng sẽ có thông tin về Mòng bể relic trong những năm tới.

Phân hạng: DD

Biện pháp bảo vệ:

Sách Đỏ Chim châu Á (2001), bậc VU (sẽ nguy cấp). Trong các Công ước quốc tế CITES và CMS, có trong Phụ lục I. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia của Việt Nam, trong đó có hệ thống khu bảo vệ đất ngập nước (nội địa và biển) đã và đang được xây dựng, củng cố, trong đó ở vùng ven bờ khu Đông Bắc đã có 3 vườn quốc gia, trong đó Xuân Thuỷ là khu Ramsar duy nhất hiện nay ở nước ta, đó là một trong các cơ sở quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và các loài chim di trú ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Trên thế giới, ở Kazakhstan và Mông Cổ chúng được bảo vệ trong một số khu bảo tồn thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 275.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mòng bể relic

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này