Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô cành sần sùi
Tên Latin: Pocillopora verrucosa
Họ: San hô cành Pocilloporidae
Bộ: San hô cứng Scleractinia 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAN HÔ CÁNH SẦN SÙI

SAN HÔ CÁNH SẦN SÙI

Pocillopora verrucosa (Ellis et Solander, 1786)

Pocillopora hemprichi Ehrenberg, 1834

Pocillopora meandrina Dana, 1846

Pocillopora nobilis Verrill, 1864.

Họ: San hô cành Pocilloporidae

Bộ: San hô cứng Scleractinia

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn là một bụi gồm nhiều thân dạng cành cây; các cành bên không tạo thành một khối, hình trụ, đỉnh tròn. Có nhiều mụn cơm trên các phía của đỉnh cành, một ít mụn cơm lớn ở gốc cành chính. Lỗ miệng có đường kính 0,5 - 1,3mm, hình đa giác, xếp dày ở cành bên và đỉnh, dạng hình tròn với thành thẳng đứng và xếp thưa ở cành chính. Mẫu sống thường đồng màu, có màu đỏ, vàng nhạt hoặc vàng đậm.

Sinh học, sinh thái:

Thuộc nhóm San hô tạo rạn, sống ở độ sâu 0 - 20m, nơi có sóng mạnh và sóng vừa.

Phân bố:

Trong nước: Trên các rạn san hô từ tỉnh Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới, Phú Quốc), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thế giới: vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Giá trị:

Hàng mỹ nghệ, trang trí bể nuôi cá cảnh

Tình trạng:

Đối tượng hiện đang bị khai thác bừa bãi. Là loài nhạy cảm, dễ bị chết hàng loạt khi môi trường thay đổi, vùng phân bố bị thu hẹp do ô nhiễm môi trường ven bờ, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp.

Phân hạng: VU A1c,d B2b+3d

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992-2000). Không khai thác san hô sống làm mỹ nghệ; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn để ngăn dong vật chất tờ bờ tác động tới San hô; không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô cành sần sùi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này