Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô lỗ đỉnh hạt
Tên Latin: Acropora cerealis
Họ: San hô lỗ đỉnh Acroporidae
Bộ: San hô cứng Scleractinia 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAN HÔ LỖ ĐỈNH HẠT

SAN HÔ LỖ ĐỈNH HẠT

Acropora cerealis (Dana, 1846)

Madrepora hystrix Dana, 1846

Madrepora tizardi Brook, 1892.

Họ: San hô lỗ đỉnh Acroporidae

Bộ: San hô cứng Scleractinia

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn dạng cành mọc thành cụm có cành nhánh cao không bằng nhau hoặc cao bằng nhau, hoặc trung gian giữa 2 loại trên. Cành nhánh thon dạng búp măng. Polyp bên thay đổi về hình dáng và kích thước, từ dạng ống đến dạng mũi, đường kính polyp bên khoảng 1,0 – 1,9mm, đường kính lỗ đỉnh 0,6 - 0,8mm. Polyp trục dạng ống, cao 1 - 2mm, đường kính 1,0 -2,2mm, lỗ đỉnh 0,6 - 0,8mm. Mẫu sống có màu nâu nhạt, vàng nhạt hoặc trắng; đỉnh cành màu đỏ tía, xanh hoặc vàng nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Sống tập trung ở vùng rạn nông trên đới mặt bằng rạn và phía trên đới sườn dốc; có thể xuất hiện trong môi trường nước hơi đục.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh (đảo Hạ Mai), Hải Phòng (Bạch Long Vỹ), các đảo ven bờ của các tỉnh từ Quảng Trị (Cồn Cỏ) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc), quần đảo Trường Sa.

Thế giới: Vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương (từ đảo Seychelles ở phía Tây đến Marshall ở phía Nam và từ nam Papua Niu Ghinê và Great Barrier Reef ở phía Nam đến Ôkinaoa ở phía Bắc).

Giá trị:

Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo rạn ở vùng rạn nông. Có thể làm hàng mỹ nghệ, trang trí bể cá cảnh, vật liệu xây dựng.

Tình trạng:

Đối tượng hiện đang bị khai thác bừa bãi. Là loài nhạy cảm, dễ bị chết hàng loạt khi môi trường sống thay đổi, vùng phân bố bị thu hẹp liên tục do ô nhiễm môi trường ven bờ, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp.

Phân hạng: VU A1a,c B2b+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Không khai thác san hô sống làm mỹ nghệ và vật liệu xây dựng; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn; không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô lỗ đỉnh hạt

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này