Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô cành da mi
Tên Latin: Pocillopora damicornis
Họ: San hô cành Pocilloporidae
Bộ: San hô cứng Scleractinia 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAN HÔ CÀNH ĐA MI

SAN HÔ CÀNH ĐA MI

Pocillopora damicornis (Linnaeus, 1758)

Pocillopora acuta Lamarck, 1846

Pocillopora bulbosa Ehrenberg, 1834

Pocillopora caespitosa Dana, 1846.

Họ: San hô cành Pocilloporidae

Bộ: San hô cứng Scleractinia

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn dạng bụi cây hình thái biến đổi phức tạp theo môi trường sống: khi thì dạng bán cầu nhỏ với cành mập ở nơi sóng mạnh, khi thì dạng bụi không quy luật với cành trục và nhánh mảnh ở nơi ít sóng hoặc biển sâu. Loài này được phân biệt với loài khác trong giống ở chỗ không có mụn cơm (verrucae) thực thụ. Cành chính hoặc có các polyp xếp dính liền nhau (cerioid) hoặc có các cành phụ không phát triển xếp không quy luật được xem như các mụn cơm. Lỗ miệng có đường kính 0,7 - 1,5mm. Mẫu sống thường đồng màu hồng, tím, đỏ hoặc vàng ngả xanh; đỉnh cành thường có màu nhạt hơn.

Sinh học, sinh thái:

Thuộc nhóm San hô tạo rạn, sống ở vùng triều thấp đến độ sâu 30m, có thể chịu sóng mạnh hoặc ở vùng yên sóng. Chủ yếu sống ở vùng nước trong, đôi khi cũng gặp ở vùng nước kém trong.

Phân bố:

Trong nước: Trên các rạn san hô từ Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới, Phú Quốc), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thế giới: Vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Giá trị:

Hàng mỹ nghệ, trang trí bể nuôi cá cảnh.

Tình trạng:

Đối tượng hiện đang bị khai thác bừa bãi. Là loài nhạy cảm dễ bị chết hàng loạt khi môi trường sống thay đổi. Vùng phân bố bị thu hẹp nhanh do ô nhiễm môi trường ven bờ, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp.

Phân hạng: VU A1c,d B2b+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992 - 2000). Không khai thác làm mỹ nghệ; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn để ngăn dòng vật chất từ bờ tác động xấu tới san hô; không khai thác cá trên rạn san hô bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô cành da mi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này