Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô cành đầu nhụy
Tên Latin: Stylophora pistilata
Họ: San hô cành Pocilloporidae
Bộ: San hô cứng Scleractinia 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAN HÔ CÀNH ĐẦU NHỤY

SAN HÔ CÀNH ĐẦU NHỤY

Stylophora pistilata Esper, 1797

Madrepora pistillaris Esper, 1797

Stylophora palmata de Blainville, 1830

Sideropora modax Dana, 1846.

Họ: San hô cành Pocilloporidae

Bộ: San hô cứng Scleractinia

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn dạng bụi cây hình bán cầu, phân nhánh lưỡng phân. Đỉnh cành to thô, đôi khi nảy ra một cái mấu như mầm cành. Cành phình ra ở nhiều chỗ. Lỗ miệng có cấu trúc biến đổi trong cùng một tập đoàn, miệng ở đầu cành có đáy sâu, đường kính 1 - 1,5mm, xương thành mỏng, 6 vách ngăn mỏng và mịn; miệng ở phía dưới có đường kính tương tự nhưng đáy nông, xương thành và vách dày, có xương lõi, trên vách ngăn và lõi có hạt; miệng ở gần gốc rất nông và cấu trúc xương thành và vách dày. Đại đa số lỗ miệng đều bị che bởi một thể xương hình vòm. Mẫu sống có màu hồng, nâu, vàng, kem và xanh; đỉnh cành thường có màu nhạt hơn.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở vùng nước trong vừa đến rất trong, có sóng vừa hoặc ít sóng, độ sâu 0 - 40m.

Phân bố:

Trong nước: Trên các rạn san hô Tây vịnh Bắc Bộ (Cát Bà, Long Châu, Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ), ven bờ miền Trung đến Đông Nam Bộ, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thế giới: Phân bố rộng trong vùng nước ấm Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.

Giá trị:

Hàng mỹ nghệ, trang trí bể cá cảnh.

Tình trạng:

Là loài nhạy cảm bị chết hàng loạt khi môi trường thay đổi, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp; vùng phân bố bị thu hẹp liên tục do ô nhiễm môi trường ven bờ.

Phân hạng: EN A1a,c B2a,c.

Biện pháp bảo vệ:

Không khai thác làm mỹ nghệ; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn; không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô. Cần đầu tư nghiên cứu sinh học làm cơ sở đề xuất việc khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô cành đầu nhụy

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này