Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dù dì nepal
Tên Latin: Bubo nipalensis
Họ: Cú mèo Strigidae
Bộ: Cú Strigiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Kamol  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÙ DÌ NEPAL

DÙ DÌ NEPAL

Bubo nepalensis Hodgson, 1836

Họ: Cú Strigidae

Bộ: Cú Strigiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chiều dài thân (phân loài Bubo nepalensis nipalensis): 61 cm. Loài Cú có kích thước lớn, trên toàn bộ mặt bụng màu trắng nhạt và 2 tai có đốm nâu tối rất rõ. Mỏ vàng nhạt. Trong đêm từ chỗ ngủ ở bìa rừng thường phát ra tiếng kêu rất to "hù, hù", lặp đi lặp lại sau 1 - 2 phút.

Sinh học, sinh thái:

Dù dì nê pan sống ở rừng thường xanh và bán thường xanh cây lá rộng, và rừng cây họ dầu, thưa thớt, một số nơi có tre vầu mọc xen kẽ. Có thể gặp lên đến độ cao 1.200m. Sống định cư, phân bố khá rộng, tìm thấy đi lẻ hay đôi ở một số nơi như Vườn quốc gia Cát Tiên (63), Yok Don, Đắk Lắk (38), Cúc Phương, nhưng rất hiếm. Từ xưa đã thu mẫu ở vùng Tây Bắc nước ta (11, 108), các cuộc điều tra ở vùng Tây Bắc trong thập kỉ 90 chưa phát hiện trở lại. Tương tự như các loài cú khác, chúng đi kiếm ăn, săn mồi về đêm, dễ dàng quan sát vào ban ngày khi chim ngồi yên dưới tán rừng hay khi chúng phát ra tiếng kêu to vào lúc đi kiếm ăn. Làm tổ ở hốc cây, có thể sử dụng tổ cũ của loài chim ăn thịt khác. Mùa sinh sản từ tháng 2 - 6 trong năm, đẻ 01 trứng màu trắng, kích thước trứng: 61,2 x 49,8mm.

Phân bố:

Trong nước: Tây Bắc (Lai Châu, Mường Nhé), Tây Nguyên và Nam Bộ: Bình Dương (cũ), Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk.

Thế giới: Băngladet, Butan, Ấn Độ, Mianma, Nêpan, Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Cambodia.

Giá trị:

Loài chim có ích, săn mồi chuột, số lượng không nhiều, hiếm gặp.

Tình trạng:

Hiện nay rất hiếm. Sinh cảnh vùng sống, làm tổ bị mất và bị tác động mạnh, có khả năng nguồn thức ăn cũng bị nhiễm độc gián tiếp bởi con người. Theo , đây là loài sắp bị đe doạ trên toàn cầu. Cần được điều tra nghiên cứu thêm, ngăn chặn hiện tượng săn bắt để buôn bán (trong năm 1994 - 1995 một vật mẫu nhồi được bày bán ở thành phố Đà Lạt), tăng cường biện pháp bảo vệ và giáo dục bảo vệ trong các cộng đồng dân cư.

Phân hạng: CR C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Nghị định 48/CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ nghiêm cấm việc săn bắt, buôn bán các loài Dù dì (Nhóm IIB). Các vườn quốc gia kể trên là những nơi đã phát hiện Dù dì nê pan ở Việt Nam trong những năm gần đây.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 280.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dù dì nepal

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này