Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc mày kalon
Tên Latin: Leptobrachella kalonensis
Họ: Ếch nhái Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Trần thị Anh Đào  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÓC MÀY LỬA

CÓC MÀY KALON

Leptobrachella kalonensis (Rowley et al., 2016)

Leptolalax kalonensis Rowley et al., 2016

Họ: Ếch nhái Ranidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Leptolalax kalonensis có kích thước nhỏ, đầu ngón tay tròn, có đệm tay trong nâng cao không kéo dài tới ngón cái, có các vi tuyến trên cơ thể (bao gồm tuyến trên nách, tiến ngực, tuyến đùi và tuyến bụng bên), thiếu răng lá mía, có nốt sần trên mí mắt, và đầu trước của mõm với vạch thẳng đứng.
Cóc mày kalon - Leptolalax kalonensis khác với các loài cùng nhóm bởi tổ hợp các đặc điểm (1) có tuyến trên nách và tuyến bên bụng; bề mặt bụng màu hồng hơi nâu nhạt với các vết lốm đốm trắng; (3) kích thức SVL nhỏ/trung bình đối với chi này (25.8 - 30.6 mm đo với 16 con đực trưởng thành, 28.9 - 30.6 mm đối với 3 con cái); ngón chân thiếu màng và viền bên (lateral fringes); (5) đội dài xương ống chân bằng 45 - 52% SVL với con đực; (6) tuyến ngực bằng 2.5 - 7.0% của SVL với con đực, (7) lưng hầu hết trơn, (8) tròng mắt màu vàng, cam ánh đồng ở 1/3 mắt phía trên đối với một số mẫu (9) vành tai đen, rõ ràng trong hầu hết các mẫu, (10) tiếng kêu với 4 - 5 tiếng bao gồm cả tiếng đầu tiên, chiếm gần 1/3 mỗi nhịp).
Độ rộng đầu gần bằng chiều dài đầu; mõn hơi cụt nhìn từ lưng và nhìn nghiên; mũi gần mõn hơn so với mắt, canthus rostralis không rõ ràng, hơi cong; lores sloping; con ngươi mắt thẳng đứng, đường kính mắt nhỏ hơn chiều dài mõm; tai không rõ ràng, tròn, đường kính tai nhỏ hơn đường kính mắt; vành tai nâng lên nhẹ tương xứng với da của vùng thái dương; thiếu sương lá mía; thiếu pineal ocellus; vocal sác khi mở hi hí, nằm phái sau trên mặt phẳng miệng; lưỡi rộng, vết hình chữ v nông ở đỉnh phái sau; vành tai rõ ràng, chạy từ mắt tới tuyến trên nách. 
Lưng màu nâu với vạch nối 2 hốc mắt đen sậm. Vết hình chữ W sắc nét giữa 2 nách, đường kẻ nâu tối sẫm dọc gờ tai, kết thúc phía trên nách, bao trùm hầu hết màng nhĩ; các vạch nâu tối nằm ngang trên mặt lưng của đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân; khuỷu tay và cánh tay nâu nhạt hơn; có vài chấm màu nâu đen trên bề mặt từ hang tới tay. Bề mặt bụng hơi nâu đen với các vết lốm đốm trắng ở cổ họng, ngực và bụng, ít hơn ở chân và tay. Tuyến trên tay màu đồng, tuyến đùi màu trắng; tuyến ngực màu trắng, tuyến bên bụng mà trắng; tròng mắt màu đồng phần trên, màu vàng phần dưới.

Sinh học, sinh thái:

Các mẫu vật của loài Leptolalax kalonensis được tìm thấy trong rừng thường xanh ở độ cao 200 - 791m tại khu rừng Song Luy, tỉnh Bình Thuận. Mẫu được được tìm thấy trên đất tại suối đá cạn, rộng từ 2 - 5 m. Khu vực sinh sống của loài này thuộc các kiểu rừng hỗn giao giữa cây gỗ lớn và tre nứa. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực phân bố.

Phân bố:

Trong nước: Loài mới, được phát hiện và công bố năm 2016. Tên loài “kalonensis” được đặt tên theo địa điểm phân bố tự nhiên của loài mới phát hiện. Làng Kalon là một ngôi làng thuộc địa phận Song Luy, tỉnh Bình Thuận.

Nước ngoài: Không có.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc mày kalon

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này