Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ếch cây sần hai màu
Tên Latin: Theloderma bicolor
Họ: Chẫu cây Rhacophoridae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phạm Thế Cường  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÁI CÂY SẦN HAI MÀU

NHÁI CÂY SẦN HAI MÀU

Theloderma bicolor (Bourret, 1937)

Họ: Chẫu cây Rhacophoridae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lưỡng cư có kích thước trung bình, SVL con đực: 36,5 - 44,7; SVL con cái: 48,0 - 50,2; HL: 14,9 - 17,8 (ở con đực), 19,0-19,8 (ở con cái). Đầu dài hơn rộng; mút mõm tù; lỗ mũi hình ô van, nhô ra phía trước, nằm gần mắt hơn so với mút mõm; vùng má lõm; khoảng cách gian ổ mắt lớn hơn rộng mí mắt trên và khoảng cách gian mũi; đường kính mắt ngắn hơn dài mõm (ED/SL 0,73 - 0,96); màng nhĩ rõ ràng, tròn, lớn hơn khoảng cách từ màng nhĩ tới mắt, nhỏ hơn đường kính mắt (TD/ED 0,49 - 0,68). Lưỡi ngắn, rộng, có khía ở phía sau, răng lá mía nhỏ. Gờ da phía trên màng nhĩ không rõ ràng. Chân trước mảnh, tương quan chiều dài giữa các ngón: I<II<IV<III; mút ngón tay có đĩa bám; giữa các ngón tay không có màng bơi; chai dưới khớp ngón tay rõ, tròn, công thức: 1:1:2:2; củ bàn trong rõ; chai sinh dục không phát triển. Chân sau: tương quan chiều dài giữa các ngón chân I<II<III≤V<IV; mút ngón chân có đĩa bám phát triển nhưng nhỏ hơn ngón tay; màng bơi giữa các ngón chân gần hoàn toàn,

Công thức màng bơi: I0 - 1II0 - 1III0 - 1½IV1½ - ½V; chai dưới khớp ngón rõ, công thức: 1:1:2:3:2; củ bàn trong rõ. Da: mặt lưng có các nốt sần lớn, nhọn; hai bên sườn có các nốt sần nhỏ; cằm có một số nốt sần nhỏ; bụng và mặt dưới các chi ráp. Màu sắc: Mẫu vật khi còn sống có mặt lưng xanh rêu, có các vệt xanh sẫm màu lớn; bên hông có các đốm đen tròn lớn; mặt trên chân có các vệt ngang sẫm màu; bụng có các đốm đen lớn xen kẽ các sọc đứt đoạn trắng, cam.

ch cây sần bắc bộ Theloderma corticale có hình thái rất giống với loài Ếch cây sần hai màu Theloderma bicolor. Nhưng giữa hai loài này có các đặc điềm khác biệt chính như sau: Đĩa ngón chân và phần hoa văn bụng, phía trong chân sau của Theloderma bicolor có những đốm màu vàng cam, nhưng Theloderma corticale không có. Các nốt sần của Theloderma bicolor có nhiều những đốm màu vàng đỏ trên lưng. Về kích thước loài Theloderma corticale SVL con đực: 63,5 - 67,76 mm, SVL con cái: 64,3 - 67,45 mm lớn hơn Theloderma bicolor SVL con đực: 36,5 - 44,7 mm; SVL con cái: 48,0 - 50,2 mm.

Sinh học, sinh thái:

Sống trong các hang đá hay hốc cây nhỏ chứa nước. Ban đêm bò ra ngoài trên lá cây ở ven suối trong rừng thường xanh gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi Trứng đẻ thành từng đám nhỏ 6 - 17 quả, có vỏ nhầy rất dầy dính chặt vào trần và vách ẩm của hốc đá. Số lượng trứng đẻ một lần đạt đến 60 quả chia thành 3 - 5 đám nhỏ riêng biệt. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. Chúng sống thành từng cặp và chung thủy với nhau, ít thấy có hiện tượng đa thê.

Phân bố:

Trong nước: Đây là loài ếch rất hiếm gặp, mới chỉ ghi nhận ở các tỉnh Tây Bắc gồm: Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Sơn La, Lai Châu của Việt Nam

Nước ngoài: Vân Nam - Trung Quốc.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ếch cây sần hai màu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này