ẾCH GAI SẦN
ẾCH GAI SẦN
TẠO
Quasipaa taoi Pham
et al., 2022
Họ: Ếch nhái
Ranidae
Bộ: Không đuôi
Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Loài lưỡng cư có kích thước lớn, cơ thể mập.
Con đực lớn hơn con cái. Con đực có mu ở ngón chân trước thứ I và gai ở hông,
mặt bụng của chân trước, bụng bên và tất cả các ngón. Dài mút mõm đến lỗ huyệt 84.3 mm.
Đầu rộng hơn dài. Rộng đầu 36.3 mm, Dài đầu 33.5 mm. Mõm tròn về trước ở góc
nhìn lưng, nhô ra khỏi hàm dưới. Mũi ở mặt bên, gần mắt hơn mút mõm. Khoảng cách
mõm mũi 7.6 mm. Khoảng cách mắt mũi. 5.5 mm. Khoé mắt không rõ. Vùng má xiên,
hơi lõm. Mũi dài hơn đường kính mắt. Dài mũi 13.1 mm. Đường kính mắt 9.7 mm.
Gian mũi rộng hơn gian mắt và rộng chân mày. Gian mũi 8.6 mm. Gian mắt 6.2 mm.
Rộng chân mày 7.7 mm. Màng nhĩ dễ nhận ra, đường kính 4.1 mm, nhỏ hơn khoảng
cách mắt màng nhĩ (4.9 mm). Răng lá mía có hai hàng xiên. Lưỡi hình trái tim,
lõm chữ V về sau. Túi kêu tiêu biến.
Chân trước: Bắp chân 17.1 mm. Ống chân dài
41.5 mm. Công thức ngón II<I<IV<III. Không có màng bơi. Riềm da xuất hiện ở ngón
I, II, III. Đầu ngón sưng phồng, không giãn nở. Củ khớp phụ lồi, tròn, công thức
1, 1, 2, 2. Củ bàn chân trong tròn. Củ bàn chân ngoài thon dài. Ngón I có mu.
Chân sau: Ống chân dài hơn đùi. Ống chân 49.7 mm. Đùi 44.2 mm. Rộng ống chân
14.5 mm. Đầu ngón sưng phồng. Công thức ngón I<II<V<III<IV. Có màng bơi đầy đủ
các ngón. Riềm da xuất hiện ở mặt ngoài ngón I và V. Củ khớp phụ lồi, thon dài,
công thức 1, 1, 2, 3, 2. Củ bàn chân trong thon dài. Củ bàn chân ngoài tiêu
biến. Khớp cổ chân chạm mút mõm khi bó sát dọc thân. Hoa văn khi sống: Mặt lưng
của đâì có nồn sần tròn và bầu dục. Lưng có sáu dãy riềm dày trộn với sốt sần
tròn nhỏ. Hông sườn có nốt sần bầu bục và hình tròn. Nếp màng nhĩ rõ, trải rộng
từ mắt đến góc hàm. Nếp lưng bên tiêu biến. Mặt lưng của chân trước và chân sau
có nốt sần nhỏ, Bụng và mặt bụng của đùi mịn. Thân con đực có gai, ngoại trừ
ngực, bụng và mặt bụng của chân sau. Gai dày đặc ở lưng, bông, mặt bụng của chân
trước, mặt bụng bên và các ngón I, II. Gai nhỏ và rải rác xuất hiện ở cổ họng,
mặt lưng của chân trước và sau, ngón III, IV .
Màu sắc tự nhiên: Đồng tử màu đồng
đậm. Lưng và phần trên của sườn màu nâu đậm. Phần dưới của sườn màu nâu trắng có
nốt sần trắng và gay đen ở đỉnh. Nếp màng nhĩ màu nâu đậm. Mặt lưng của chân màu
nâu vàng, có sọc sẫm. Mặt bụng của chân màu vàng, có hoa văn nâu. Họng trắng có
hoa văn nâu. Ngực và bụng trắng thuần khiết. Màng bơi màu nâu
đậm.
Loài Quasipaa taoi
khác các loài cùng giống: ở chiều dài thân, tỉ lệ dài đầu với rộng đầu,
sự xuất hiện của răng lá mía, sự tiêu biến của túi kêu, màng nhĩ rõ, mặt lưng có
riềm dày và nốt sần tròn nhỏ, hồng có nốt sần tròn, sự xuất hiện của nếp màng
nhĩ, tiêu biến neeos lưng bên, ngón chân sau có màng đến cuối đốt ngón cuối, mặt
lưng màu nâu đậm với ngực và bụng màu trắng tinh. Hơn nữa, ở con đực, sự xuất
hiện của gai mu ở mặt lưng bụng, mặt bụng của chân trước và tất cả các ngón,
cũng như sự tiêu biến của gai trên ngực và bụng giúp phân biệt Quasipaa taoi
với các loài cùng giống.
Quasipaa taoi khác với
Quasipaa boulengeri: Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt (87.8 - 101.7 mm
ở con đực và 82.5 - 105.5 mm ở con cái). Hơn nữa Quasipaa taoi có riềm
mỏng và nốt sần tròn ở trên lưng, đối nghịch với riềm thon dài ở Quasipaa
boulengeri. Ở Quasipaa taoi, con đực có gai mu ở mỗi ngón chân trước, trong
khi Quasipaa boulengeri không có gai mu ở ngón IV. Con đực Quasipaa taoi
cũng có gai mu ở họng và mặt bụng của chân trước, trong khi con đực Quasipaa
boulengeri không có. Con đực Quasipaa boulengeri có gai ở ngực và
bụng, trong khi Quasipaa taoi không có.
So với loài Quasipaa
delacouri thì Quasipaa taoi có kích thước nhỏ hơn (92.9 - 115.5 mm ở con
đực và 94.5 - 117.5 mm ở con cái). Quasipaa taoi có tỉ lệ đường kính màng
nhĩ và đường kính mắt cao hơn. Con đực Quasipaa taoi có tỉ lệ là 0.44 ±
0.02, con cái là 0.49 ± 0.01 trong khi Quasipaa delacouri tỉ lệ lần lượt
là 0.26 ở con đực và 0.24 ở con cái. Quasipaa delacouri có lưng mịn, con
đực không có gai mu cũng như mu ngón I.
Quasipaa taoi khác với
Quasipaa spinosa: Chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt ngắn hơn (106.0 - 142.0
mm ở con đực và 115.0 - 152.5 mm ở con cái). Quasipaa spinosa có nốt sần
nhỏ ở lưng cũng như sọc dọc sáng màu trên mép hàm trên, không như Quasipaa
taoi. Hơn nữa, con đực Quasipaa spinosa có gai mu nhỏ dày ở
ngực trong khi con đực Quasipaa taoi có ngực nhẵn.
Quasipaa taoi khác
Quasipaa verrucospinosa: Chiều dài thân ngắn hơn. Con đực Quasipaa
verrucospinosa có chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt 90.0 - 117.0 mm ở con đực
và 83.2 - 113.9 mm ở con cái. Hơn nữa con đực Quasipaa verrucospinosa
không có gai mu ở ngón chân trước số III và IV, trên mặt bụng của chân trước,
mặc dù nó có gai ở ngực và bụng.
Sinh
học, sinh thái:
Loài này
sống ỡ những con suối trong các khu rừng thường xanh núi cao quanh năm sương mù
và độ ẩm cao. Thức ăn là những loài côn trùng, giáp xác trong khu vực phân bố,
chúng còn ăn cả các loài ếch nhái khác có kích thước nhỏ hơn. Con cái đẻ trứng
màu kem vàng ở các khu vực nước đọng hay chảy chậm, các hố nước lớn trong rừng
vào mùa mưa. Nòng nọc phát triển ở đó và trải qua quá trình biến thái hoàn toàn
như các loài Lưỡng cư khác, chúng phải trải quan 2 giai đoạn dưới nước và trên
cạn.
Phân bố:
Loài đặc
hữu ở Việt Nam được phát hiện và công bố năm 2022 và chỉ ghi nhận vùng phân bố ở
Vườn quốc gia Ngọc Linh thuộc tỉnh Kontum.
Mô
tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.