BA BA YẾM ĐỐM
BA BA
YẾM
ĐỐM
Pelodiscus variegatus
Balázs Farkas et al., 2019
Họ: Ba ba Trionychidae
Bộ: Rùa Testudinata
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài
rùa mai mềm cỡ lớn,
chiều dài mai có thể tới 430mm. Ở mỗi bên cổ, gần thân có 1 đám nốt sần. Mai phủ
lớp da mỏng, viền trước bờ mai có 1 hàng nốt sần nhỏ. Phần cuối mai có những nốt
sần to. Trên đầu có những sọc đen mảnh. Mai mầu xám nhạt, lấm tấm có những vết
đen.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
chủ yếu ở các sông, suối vùng rừng núi, các vùng
đầm lầy ở các khu vực rừng còn được bảo vệ
tốt. Chúng ăn chủ yếu động vật,
đẻ trứng vào
mùa hè, trên các bãi cát, đất ẩm gần nơi sống.
Giới tính của con non mới nở
phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tự nhiên.
Phân bố:
Trong
nước:
Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Kontum.
Thế giới: Nam Trung
Quốc kể cả đảo Hải Nam.
Giá trị:
Là loài có giá trị khoa
học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái của loài này
trong tự nhiên. Hiện nay chúng được dùng làm thực phẩm và dược
liệu và dùng làm thuốc
vì được nhân nuôi. Ngoài ra
còn được
nuôi ở những nơi vui chơi, giải trí (vườn động vật). Loài
rùa mai mềm phổ biến thuộc
họ
Ba ba Trionychidae
được nuôi trong
nhiều hộ gia đình.
Tình trạng:
Số lượng ngoài tự
nhiên ngày càng giảm sút, ít nhất 20% do săn bắt quá mức và nơi cư trú bị xâm
hại. Cần phải có biện
pháp nghiêm cấm săn
bắt ngoài tự nhiên. Cần tổ chức nhân nuôi
ở các khu bảo tồn nhằm nhân giống để thả vào môi trường tự nhiên và giữ lại
nguồn gen
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 257.