BÀO NGƯ CHÍN LỖ
BÀO NGƯ CHÍN LỖ
Haliotis diversicolor
Reeve, 1846
Haliotis gruneri
Philippi.
Haliotis
tayloriana
Reeve.
Họ: Bào ngư Haliotidae
Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Vỏ hình thuyền,
dài 90 - 100mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ sần sùi có nhiều gờ phóng xạ hoặc
đồng tâm cắt nhau. Mép vỏ có một hàng 14 lỗ hoặc ít hơn, trong đó có 9 lỗ thông
mặt trong và ngoài. Mặt vỏ ngoài màu xanh sẫm hoặc nâu sẫm. Mặt trong sáng bóng
với lớp xà cừ láng bóng.
Sinh học, sinh
thái:
Bào ngư ăn tảo đa
bào như: Sargassum, Gracilaria…Ưa độ mặn cao từ trên 20 - 32‰. Sống ven
đảo, vùng dưới triều từ 1 - 15m nước, bám vào các rạn đá.
Phân bố:
Trong nước:
Bạch
Long Vỹ, Thanh Lân, Cô Tô, Hạ Mai, Thượng Mai, vịnh Hạ Long.
Thế giới: Các nước ven
bờ Tây, Nam Thái Bình Dương.
Giá trị:
Có giá trị khoa học,
thẩm mỹ và nghiên cứu sinh thái loài trong hệ sinh thái biển Việt Nam
Tình trạng:
Phân bố bị chia
cắt, thời gian trước 1990, diện tích phân bố khoảng > 100km2, hiện
nay diện tích đang bị thu hẹp <100 km2, trữ lượng Bào ngư trước 1990
là trên 50 tấn, hiện nay chỉ còn vài tấn. Nguyên nhân biến đổi nơi cư trú: Do
khai thác quá mức và do sử dụng chất độc gốc cianua đánh cá đã làm bào ngư chết
theo.
Phân hạng:
CR A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Cần khoanh vùng
để bảo vệ sinh thái. Hạn chế đến mức tối đa đánh bắt. Nên nghiên cứu để nuôi.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55