CÁ HƯỜNG VỆN
CÁ
HƯỜNG VỆN
Coius quadrifasciatus
(Sevastianov, 1809)
Chaetodon quadrifasciolatus
Sevastianov, 1809
Coius
polota
Hamilton, 1822
Datnioides quadrifasciolatus
H.M Smith, 1945.
Họ: Cá hường
sông Coiidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Cá cỡ
nhỏ, thân hơi cao, dẹp bên, mõm nhọn, miệng xiên, hàm dưới hơi nhô ra.
Vảy lược nhỏ phủ
toàn thân, má và nắp mang. Đường bên liên tục, phần trước cong lên, phần đuôi
thẳng.
Cá có
màu nâu nhạt trên lưng, phần bụng màu trắng. Có 8 - 10 sọc đen trên thân. Có 1
đốm đen tròn trên nắp mang. Cá có kích thước lớn nhất dài 30cm.
Sinh
học, sinh thái:
Cá sống
ở các sông nước ngọt, nhiều ở vùng hạ lưu. Loài cá dữ ăn cá, tôm, cua, một số ấu
trùng côn trùng.
Phân
bố:
Trong
nước: Cá sống
ở các sông Nam Bộ: Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cửu Long.
Thế giới: Ấn Độ,
Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia.
Giá trị:
Cá có giá trị,
nhưng sản lượng thấp. Có thể thuần hóa nuôi làm cá cảnh.
Tình trạng:
Quần thể cá có số
lượng ít, bị đánh bắt cường độ cao, bắt nhiều cá con, nơi cư trú bị tác động
xấu. Từ năm 1990 đến nay số lượng suy giảm có thể đến 20%.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992. Cần giảm cường độ đánh bắt, không đánh bắt cá con,
bảo vệ nơi sống của loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.