CÁ BƯỚM VẰN
CÁ BƯỚM VẰN
Parachaetodon ocellatus
(Cuvier, 1831)
Platax ocellatus
Cuvier and Valenciennes, 1831
Chaetodon
oligacanthus
Bleeker, 1884
Tetragonoptrus
oligacanthus
Bleeker, 1865.
Họ: Cá bướm Chaetodontidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân
cao, dẹp bên rõ rệt.
Chiều cao thân
bằng 71 - 81% chiều dài thân. Đầu to vừa, mõm tương đối nhọn. Toàn thân màu xám
xanh có 5 đường vằn ngang kép (từng cặp đường nâu đen, xen giữa chúng là đường
vàng): đường vằn thứ nhất từ đỉnh đầu chạy ngang giữa mắt xuống ức, đường thứ
hai từ khởi điểm vây lưng ngang xuống gốc vây ngực đến sau gốc vây bụng, đường
thứ ba từ giữa phần gai lưng xuống khởi điểm vây hậu môn, đường thứ tư rộng nhất
từ đỉnh vây lưng tới đỉnh vây hậu môn, đường thứ năm từ rìa sau vây lưng qua
cuống đuôi xuống rìa sau vây hậu môn. Giữa phần trên đường vằn thứ tư và cuống
đuôi mỗi nơi có một vệt đen tròn lớn hơn mắt, riêng vệt ở bắp đuôi có viền
trắng. Vây bụng màu trắng xám ở phía trước và sau.
Sinh học, sinh
thái:
Sống ở rạn san
hô, thường gặp từng đôi một ở mặt trong của bờ rạn. Hoạt động chủ yếu về ban
ngày. Cá thể lớn nhất đạt 18 cm.
Phân bố:
Trong nước:
Khánh Hòa.
Thế giới:
Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Niu Ghinê, Inđônêxia, Malaixia,
Philippin.
Giá trị:
Ít có ý nghĩa
thực phẩm do cá thể nhỏ, ít, thịt không ngon. Nhưng có thể nuôi trong các
Aquarium làm cá cảnh bởi màu sắc của chúng rất đẹp.
Tình trạng:
Trước năm 1995,
vẫn thường gặp ở Hòn Mun và các rạn san hô trong vịnh Nha Trang. Những năm gần
đây trở nên hiếm, rất ít gặp. Nguyên nhân có thể là do săn bắt tích cực để bán
cho các A quarium. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ và hóa chất
độc làm mất chỗ dựa cư trú và ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm nguồn lợi.
Phân hạng: VU
A1d B2b+3c
Biện pháp bảo vệ:
Phải được đưa vào
danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Cấm đánh bắt và buôn bán
loài cá này để bán.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.