Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá đường
Tên Latin: Otolithoides biauritus
Họ: Cá đù Sciaenidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ ĐƯỜNG

CÁ ĐƯỜNG

Otolithoides biauritus (Cantor, 1849)

Sciaenoides biauritus Blyth, 1860

Collichthys biaurita Bleeker, 1904

Họ: Cá đù Sciaenidae

Bộ: Cá vược Perciformes

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài cá lớn nhất trong họ cá Đù, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới đạt tới quá phía sau mắt. Răng khoẻ ở cả hai hàm, không có răng nanh. Bóng hơi hình củ cà rốt với một đôi nhánh phụ chạy từ phía sau lên phía trước. Vây đuôi nhọn. Đường bên chạy đến tận cùng của vây đuôi. Phần đầu và lưng màu xanh xám, hông mầu vàng, vàng da cam, nhạt hơn ở bụng. Đường bên màu vàng. Các vây lẻ và vây bụng màu nâu vàng đến vàng da cam nhạt, vây ngực màu nâu có chấm đen ở gốc.

Sinh học, sinh thái:

Thành phần thức ăn là các động vật không xương sống ở tầng đáy và các loài cá con. Sống ở tầng đáy. Giai đoạn cá con thường được nuôi trong các bể nuôi cá cảnh, nhưng rất khó nuôi dưỡng. Sống ở vùng nước gần bờ. Chiều dài lớn nhất 160cm, trung bình 100cm.

Phân bố:

Trong nước: Các tỉnh ven biển Việt Nam. Chủ yếu vịnh Bắc bộ, Đông và Tây Nam bộ.

Thế giới: Tây Thái Bình Dương (từ Pakixtan dọc theo bờ Ấn Độ và Xri Lanca đến Malaixia, Indonesia (Sumatra, Borneo), Trung Quốc), Đại Tây Dương, Ấn Độ.

Giá trị:

Cá có giá trị cao và dùng trong y học.

Tình trạng:

Trước năm 1980 gặp nhiều ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ và Tây Nam bộ, mật độ khoảng 1 con/km2. Sau năm 1980, do khai thác và ô nhiễm môi trường làm giảm số lượng rõ rệt. Dự đoán số lượng quần thể giảm > 20%, hiện còn khoảng > 2500 cá thể trưởng thành.

Phân hạng: VU A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Biện pháp hành chính: Đã có trong Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đề nghị đưa vào Luât Thuỷ sản. Biện pháp kỹ thuật: Đề xuất các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 310.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá đường

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này