CÁ BƯỚM MÕM DÀI
CÁ BƯỚM MÕM DÀI
Forcipiger longirostris
(Broussonet, 1782)
Chaetodon longirostris
Broussonet, 1782
Chelmon
longirostris
Cuvier and Valenciennes, 1831
Prognathodus longirostris
Bleeker, 1878.
Họ: Cá bướm Chaetodontidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân
cao, dẹp bên rõ rệt.
Đầu nhỏ, mõm rất
dài, bằng 33 -38% chiều dài thân. Vây đuôi lồi tròn. Thân từ ngang khởi điểm vây
lưng và gốc vây ngực đến gốc vây đuôi, bao gồm cả vây lưng, vây ngực, vây bụng
và vây hậu môn có màu vàng tươi, rìa sau phần mềm của vây lưng và vây hậu môn
màu xanh, cuối gốc vây hậu môn có một vệt đen tròn to bằng đường kính mắt. Từ
ngang khởi điểm vây lưng và gốc vây ngực trở về trước có 2 màu: nửa lưng đầu và
mõm màu đen, phía bụng màu xanh xám. Vây đuôi màu xanh xám. Đôi khi gặp cá thể
có đồng một màu nâu đen.
Sinh
học, sinh thái:
Sống trong các
rạn san hô, thường gặp từng cặp hoặc 3 - 4 con ở mặt ngoài sườn rạn. Bắt ăn các
mảnh vụn hữu cơ, động vật phù du, đặc biệt là giáp xác nhỏ. Thường gặp ở độ sâu
5 - 60m. con lớn nhất đạt 17,9cm.
Phân bố:
Trong nước:
Khánh Hòa, Vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa.
Thế giới:
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtraylia, , Haoai, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan,
Đông Phi, Biển Đỏ.
Giá trị:
Ít có ý nghĩa
thực phẩm do cá thể nhỏ, ít, thịt không ngon. Nhưng có thể nuôi trong các
Aquarium làm cá cảnh bởi màu sắc của chúng rất đẹp.
Tình trạng:
Trước năm 1995,
vẫn thường gặp ở Hòn Mun và các rạn san hô trong vịnh Nha Trang và quần đảo
Trường Sa. Những năm gần đây trở nên hiếm, rất ít gặp. Nguyên nhân có thể là do
săn bắt tích cực để bán. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ và hóa
chất độc làm mất chỗ dựa cư trú và ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm nguồn lợi
nói chung.
Phân hạng: VU
A1d B2b+3c.
Biện pháp bảo vệ:
Phải được đưa vào
danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Kiến nghị: Cấm đánh bắt
và buôn bán loài cá này để bán.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.