CÁ BÀNG CHÀI ĐẦU ĐEN
CÁ BÀNG CHÀI ĐẦU ĐEN
Thalasoma lunare
(Linnaeus, 1758)
Labrus lunaris
Linnaeus, 1758
Julis
porphyrocephalus
Bennett, 1832
Julis (Julis)
celebicus
Bleeker, 1855.
Họ Cá bàng chài Labridae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Vây đuôi lõm hình
trăng khuyết. Toàn thân và đầu màu tím xanh, đầu có những vằn tía dạng phóng xạ
từ mắt. Thân có những đường vằn ngang nhỏ màu tía, vây ngực màu đỏ tía có viền
xanh, vây đuôi có thùy trên và thùy dưới màu đỏ tía, giữa (phần lõm khuyết) màu
vàng.
Sinh học - Sinh
thái:
Sống ở rạn san
hô, bơi lội nhanh, tính hoạt bát, bắt ăn giáp xác nhỏ, ấu thể thân mềm, trứng và
cá bột. Cá thể lớn nhất đạt 30cm. Sống ở lớp nước trên 1 - 20 m.
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh Bắc Bộ, Cù Lao Chàm, Nha Trang, Cù Lao Cau, Côn Đảo, Phú Quốc (Kiên Giang)
và quần đảo Trường Sa.
Thế giới:
Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Micrônêxia, Ôxtrâylia, Papua Niu
Ghine, Đông châu Phi, Biển Đỏ.
Giá trị:
Có thể làm
thực phẩm nhưng số lượng ít.
Chủ yếu
là nuôi làm cá cảnh vì màu sắc của chúng đẹp.
Tình
trạng:
Trước
năm 1995 vẫn thường gặp ở các rạn san hô vùng biển miền Trung và Côn Đảo. Nhưng
những năm gần đây trở nên hiếm, rất ít gặp, nguyên nhân có thể là do săn bắt
tích cực để bán. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ và hóa chất độc
làm mất chỗ trú ẩn và ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm nguồn lợi.
Phân
hạng: VU
A1d B2b+3c.
Biện
pháp bảo vệ:
Phải
được đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Cấm đánh bắt
và buôn bán loài cá này để bán.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.