CÁ SONG MỠ
CÁ
SONG MỠ
Epinephelus tauvina
(Forskal, 1775)
Perca tauvina
Forskal, 1775
Holocentrus
tauvina
Block and Schneider, 1801
Serranus tumilabrus
Cuvier and Valenciennes, 1866.
Họ: Cá mú Serranidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Sinh
học, Sinh thái:
Tăng
trưởng nhanh ở 3 năm đầu, sau 3 - 4 năm chiều dài bình quân đạt từ 50cm - 70cm;
khối lượng từ 4 - 7kg. Từ năm thứ 4 trở đi tốc độ tăng trưởng của chúng chậm dần
lại. Cá đánh bắt ngoài tự nhiên con lớn nhất đạt tới chiều dài 150cm và khối
lượng trên 100kg. Sinh sản biến tính (Protogynous hermaphrodite), khi nhỏ chúng
là cá thể cái, lớn lên biến tính thành cá thể đực.
Mùa sinh sản kéo
dài từ tháng 3 - 8, chủ yếu từ tháng 5 - 6. Thành phần thức ăn chủ yếu là các
loài giáp xác (Crustacea), cá (Pisces) và một số loài động vật không xương sống.
Cá sống ở tầng
đáy, sống rộng rãi ở vùng nước ven bờ, cửa sông quanh các đảo, các rạn đá san
hô, ven đảo, cho tới vùng biển sâu 70 - 80m. Thường sống ở nơi có nhiệt độ nước
từ 200C - 300C, độ mặn từ 15 - 32%o, pH từ 7,5 - 9,0 và độ
sâu từ 10 - 80m.
Phân bố:
Trong nước:
Các tỉnh ven biển Việt Nam từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Thế giới: Trung Quốc,
Ôxtrâylia, Haoai, Inđônêxia, Malaixia, Nhật Bản, Philippin.
Giá trị:
Cá song mỡ là một trong những loài cá đáy có giá trị kinh tế cao, hiện nay đã
trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở khu vực Đông nam Á.
Tình trạng:
Do công nghệ sản
xuất giống Cá song mỡ rất khó, trong khi nuôi Cá song mỡ ngày càng phát triển
mạnh trong mấy năm qua, ngư dân đã dùng nhiều hình thức khai thác không hợp lệ,
nguồn lợi Cá song ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. Dự đoán số lượng giảm > 20%,
hiện còn khoảng > 2500 cá thể trưởng thành.
Phân hạng: VU
A1c,d B2c,e
Biện
pháp bảo vệ:
Biện
pháp hành chính: Đưa vào Luật Thuỷ sản Việt Nam. Biện pháp kỹ thuật: Đề xuất khu
vực cấm và hạn chế đánh bắt quanh năm và có thời hạn. Cần giảm cường độ khai
thác, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất con giống bằng biện pháp nhân tạo.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.