CÁ TRỐC
CÁ TRỐC
Acrossocheilus annamensis
(Pellegrin et Chevey, 1936)
Lissochilus anamensis
Pellegrin et Chevey, 1936
Hypsibarbus wetmorei
Kottela, 2001.
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Chiều
dài tiêu chuẩn gấp 4 lần
chiều dài đầu, gấp gần 3 lần chiều cao thân. Chiều dài đầu gấp gần 2,5 lần
chiều dài mõm, gấp hơn 2 lần khoảng cách 2 ổ mắt, gấp hơn 3 lần đường kính mắt.
Thân cá ngắn. Miệng dưới hình vòng cung. Có 2 đôi râu dài. Rãnh sau môi dưới đứt
quãng ở giữa. Khởi điểm
vây lưng sau khởi điểm vây bụng. Tia gai cứng vây lưng hoá cốt, phía sau có
rãnh răng cưa, hậu môn nằm sát trước gốc vây hậu môn.
Sinh học, sinh thái:
Bãi đẻ Cá trốc
cũng chỉ có ở trung lưu sông Cả và sông Con thuộc hệ thống sông Lam. Bãi đẻ lớn
nhất của Cá trốc là kênh Tráp thuộc huyện Tương Dương.
Phân bố:
Trong nước: Nghệ
An (Tương Dương, Anh Sơn, Tân Kỳ).
Thế giới: Chỉ có ở Việt
Nam.
Giá trị:
Cá trốc trước kia
là loài cá kinh tế quan trọng.
Tình trạng:
Diện tích phân bố
nhỏ hơn 100km2. Nơi cư trú nhỏ hơn 10km2. Chỉ tồn tại ở
một địa điểm. Loài đặc hữu của Việt Nam, hiện nay rất ít gặp.
Phân hạng:
VU D2.
Biện pháp bảo vệ:
Ở
Vườn quốc gia Pù Mát bao gồm một phần trong khu phân bố của loài. Cần làm
cho Ban lãnh đạo và nhân dân trong vùng Vườn quốc gia hiểu rõ giá trị khoa học
của loài. Cần bảo vệ nghiêm ngặt bãi đẻ kênh Tráp của loài này.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.