CÁ SƠN ĐÀI
CÁ
SƠN ĐÀI
Ompok miostoma
(Vaillant,
1902)
Wallago miostoma
Vaillant, 1902
Wallagonia
miostoma
H.M Smith, 1945
Ompok miostoma
Burgess, 1989.
Họ: Cá nheo Siluridae
Bộ: Cá nheo Siluriformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Cá
cỡ lớn, thân dài, dẹt bên. Viền lưng cong và gãy khúc ở cuối đầu.
Đầu
lớn và dẹp đứng. Mắt nhỏ. Miệng rộng, rạch miệng xiên, hàm dưới nhô ra và
hướng lên trên. Khe mang lớn, nắp mang rất dày. Có hai đôi râu: râu hàm trên kéo
dài quá khởi điểm vây hậu môn, râu hàm dưới ngắn. Vây ngực phát triển hơn
vây lưng và vây bụng. Vây hậu môn rất dài không nối với vây đuôi. Thân và
các vây có màu đen xám hoặc đen loang lỗ, nhạt dần về phía bụng.
Sinh học, sinh
thái:
Cá sơn đài là
loài cá dữ ăn cá là chủ yếu. Cá thường sống ở tầng đáy, bắt mồi chủ yếu về đêm.
Cá có kích thước lớn, dài nhất đến 150 cm. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của cá.
Phân bố:
Trong nước:
Trung,
thượng lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, Đông Nam Bộ.
Thế giới: Lào, Thái
Lan, Cămpuchia và Inđônêxia.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học và kinh tế cao: có kích thước lớn, có thể đưa vào nuôi thương phẩm.
Tình trạng:
Trước năm 1975,
số lượng khai thác còn nhiều. Từ 1990 đến nay số lượng giảm sút nhiều, ước tính
suy giảm khoảng 20%, do cường độ khai thác ngày càng gia tăng.
Phân hạng:
VU A1c,d Cl.
Biện pháp bảo vệ:
Kiến nghị: cần
giảm cường độ khai thác, quy định cỡ cá khai thác có chiều dài trên 50 cm.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.