CÁ MĂNG
CÁ
MĂNG
Elopichthys bambusa
(Richardson, 1884)
Leuciscus bambusa
Richardson, 1884
Elopichthys bambusa
Bleeker, 1864
Elopichthys danricus
Bleekerr, 1875
Gymnognathus harmandi
Sauvage, 1884;
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Cá cỡ
lớn có thể dài tới trên 100m.
Thân thon dày,
cán đuôi dẹp bên. Đầu lớn. Mõm nhọn dài, cứng như chiếc mỏ. Miệng lớn ở phía
trước, rạch kéo dài đến quá mắt.
Hàm
dưới có đột nhọn nhỏ để khớp với lỗ khuyết của hàm trên. Mắt bé ở nửa trước
của đầu. Không có râu. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Màng mang nối liền với eo
mang. Vây lưng có khởi điểm sau khởi điểm vây bụng, gần cán đuôi hơn mút mõm.
Các vây nhỏ ngắn, không chạm vào vây sau. Vây đuôi phân thuỳ sâu. Hậu môn sát
gốc
vây hậu môn. Vảy nhỏ và nhiều. Đường bên hoàn toàn, hơi võng thấp, phần sau
ở giữa cán đuôi. Cá có màu xám, lưng sẫm hơn bụng.
Vây
lưng và vây đuôi xám đen. Các vây khác vàng nhạt.
Sinh học, sinh
thái:
Cá sống ở tầng
giữa và tầng trên. Tính hung hãn thường rượt bắt các loài cá khác để ăn. Cá măng
là loài cá dữ thường sống đơn độc hoặc các đàn nhỏ. Thức ăn chủ yếu là các loại
cá nhỏ như Cá mương, Cá thiểu, Cá ngão, Cá chát, Cá sỉnh, Cá lành canh... Mức độ
ăn hại cá con của Cá măng rất lớn. Một con Cá măng nặng 10kg có thể ăn được cá
trôi nặng 1,5kg. Cá bột của Cá măng nuôi chung với cá bột của các loại cá nuôi
khác (mè, trôi, trắm...) có thể lớn trội hẳn lên và ăn hại rất nhiều cá bột loài
khác. Cá măng có kích thước lớn, cỡ tối đa tới 50 - 60kg. Cùng nuôi trong một
vực nước cá măng có thể ăn các loài cá khác gần bằng nó và lớn rất nhanh. Cá
măng ở sông Hồng (1963) 1 tuổi dài 32,5cm, 2 tuổi dài 53,5cm, 3 tuổi dài 97,5cm
và 4 tuổi là 135cm. Cá khai thác thường có khối lượng 1-5kg. Cá thành thục lúc
4-5 tuổi, sức sinh sản lớn, cá cái dài 97,5cm, nặng 6800g chứa 330880 trứng. Mùa
sinh sản của cá từ tháng 4 - 7. Cá đẻ trứng trôi nổi. Các bãi đẻ ở vùng trung
lưu các sông lớn.
Phân bố:
Trong nước:
Các hệ thống sông lớn ở trung du, miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
xuống tới sông Lam (Nghệ An) (Nguyễn Thái Tự, 1983).
Thế giới: Từ sông Amua
(Nga) qua Trung Quốc tới Bắc Việt Nam.
Giá trị:
Là loài cá kinh
tế nước ngọt, có kích thước rất lớn. Sản lượng trong tự nhiên trước đây khá cao.
Mùa khai thác thường tập trung vào tháng 2 - 4 và 9 - 11. Cá măng không chỉ cung
cấp cá thịt mà còn ăn nhiều cá nhỏ, cá tạp, đảm bảo cân băng
hệ sinh thái ở sông và hồ.
Tình trạng:
Sản lượng Cá măng
trong các sông, hồ ở các tỉnh phía Bắc giảm sút nghiêm trọng do khai thác quá
mức và do xây dựng các đập chắn ngang sông, vùng sinh sống bị thu hẹp trên 20%
và vùng phân bố bị chia cắt. Qua khảo sát 5 điểm ở các tỉnh vùng Đông Bắc tháng
4/2001 chỉ thu được 1 mẫu Cá măng ở thị xã Lạng Sơn nặng hơn 2 kg còn các vùng
khác hầu như không thấy. Cá măng có kích thước lớn, bị đánh bắt quá mức, khả
năng khôi phục quần đàn hạn chế. Mặt khác, Cá Măng là loài cá dữ điển hình, sản
lượng giảm sút làm mất cân bằng sinh thái các vùng nước tự nhiên, tạo điều kiện
cho cá tạp, cá có kích thước nhỏ và kém giá trị kinh tế phát triển.
Phân hạng:
VU A1c,d B2a,b.
Biện pháp bảo vệ:
Chưa có biện pháp
bảo vệ và khai thác hợp lý loài cá này. Cần giảm cường độ khai thác cá ở các
sông và hồ chứa, không đánh bắt vào mùa sinh sản. Nghiên cứu tạo nguồn giống bổ
sung số lượng trong một số sông và hồ chứa lớn bảo đảm khống chế các loài cá
tạp, cá kém kinh tế, nâng cao hiệu quả các vùng nước.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.