Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ếch bám đá gai ngực
Tên Latin: Amolops spinapectoralis
Họ: Ếch nhái Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phạm Thế Cường  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH BÁM ĐÁ GAI NGỰC

ẾCH BÁM ĐÁ GAI NGỰC

Amolops spinapectoralis Inger, Orlov & Darevsky, 1999

Họ: Ếch nhái Ranidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Loài ếch bám đá có kích thước trung bình. Dài mút mõm đến lỗ huyệt 36.9 - 37.88 mm ở con đực và 41.64 - 45.15 mm ở con cái. Thể tạng chắc nịch. Đầu rộng hơn dài. Rộng đầu 14.34 - 16.87 mm, dài đầu 13.73 - 16.11 mm. Mõm tròn. Mắt lớn, đường kính dài hơn dài mõm và khoảng cách gian ổ mắt. Đường kính mắt 5.57 - 6.67 mm, dài mõm 5.01 - 6.19 mm, Gian ổ mắt 3.3 - 4.3 mm. Đồng tử ngang. Răng lá mía xuất hiện.

Chân trước: Dài cẳng chân 11.5 - 12.86 mm, dài bàn chân 18.55 - 20.94 mm. Ngón chân có đĩa vát cụt, không có màng bơi. Công thức ngón I<IV<II<III. Chân sau: Dài đùi 19.3 - 22.28 mm. Dài ống chân 19.94 - 21.97 mm. Các ngón có màng bơi và đĩa phình lớn. Củ bàn chân trong thấp, hình bầu dục, chiều dài 1.97 - 2.2 mm. Củ bàn chân ngoài tiêu biến. Da lưng và chân nổi hột. Hông sườn có nốt sần. Bụng mượt. Mặt lưng của đầu và thân có màu nâu hạt ô-liu, có đốm đen xếp thành hình mạng lưới xung quanh nốt sần màu ô-liu. Hông sườn có nốt sần màu ô-liu. Chân có dấu chéo màu đen. Bụng trắng. Họng và ngực có đốm đen.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở ven bờ suối đá trong rừng thường xanh cây gỗ cứng và cây bụi ở độ cao 1.200m trở lên. Thức ăn là các loài côn trùng, ếch nhỏ, nòng nọc của loài khác sống trong khu vực phân bố. Thường gặp vào đầu mùa mưa hàng năm chúng kết đôi, đẻ trứng ở các khu vực nước chảy chậm. Vòng đời biến thái hoàn toàn của chúng cũng trải qua các giai đạn giống như các loài lưỡng cư khác là dưới nước và trên cạn.

Phân bố:

Loài đặc hữu ở Việt Nam, mới phát hiện năm 1999 ở Quảng Nam, Kontum, Gia Lai.
 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng trường, Phạm Văn Cường - WebAdmin.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ếch bám đá gai ngực

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này