CÓC PA GIÔ
Bufo pageoti
Bourret, 1937
Họ: Cóc Bufonidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài cóc có kích thước
trung bình 45 mm. Toàn thân nâu vàng với vài nốt đen sẫm ở phần đầu nhất là một
nốt đen hình V ngược nằm ở khoảng giữa hai tuyến mang tai. Da ráp, sần sùi với
nhiều mụn tròn nhỏ rải rác khắp trên lưng và các chi. Bụng có mầu sáng hơn lưng
với nhiều lấm tấm đen kể cả dưới đùi và cánh tay. Đầu nhỏ, gờ mõm rõ, không có
gờ sương trên sọ, có tuyến mang tai.
Khoảng
giữa hai mắt phẳng, rộng hơn mí mắt trên. Màng nhĩ rõ, bằng 3/4 đường kính mắt.
Chân tay mảnh, đầu các ngón tròn, không phình thành đĩa. Hai củ dưới bàn tay và
bàn chân rõ, mầu vàng sáng.
Sinh
học, sinh thái:
Đây là
loài cóc ưa sống ở các vùng rừng nguyên sinh, ẩm, kín tán với độ cao trên 300m
chủ yếu ven các suối nước.
Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Sa
Pa), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Nam (Trà My)
Thế giới: Chỉ có ở Việt
Nam.
Giá trị:
Có giá trị khoa hoc. Từ
1937 cho đến vài năm gần đây (1999 - 2000) mới có thêm thông tin về loài này.
Tình trạng:
Diện tích phân bố của loài
ước tính <5000km2, nơi cư trú bị chia cắt mạnh. Trước 1995 chỉ có một
quần thể duy nhất ở Sa Pa được ghi nhận theo tài liệu cũ (Bourret, 1942). Cho
đến nay đã có thêm 2 quần thể nữa được ghi nhận (Hương Sơn và Trà My) với số
lượng không lớn. Số lượng loài đang bị đe doạ do nguyên nhân chủ yếu là nơi cư
trú bị xâm hại và chất lượng nơi cư trú ngày càng suy giảm (rừng bị tàn phá, bị
thu hẹp dần, đất rừng bị xói mòn).
Phân
hạng:
EN B1b + 2b,c,d.
Biện
pháp bảo vệ:
Biện
pháp chung để bảo vệ là hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác, tàn phá rừng
làm xâm hại đến nơi cư trú của loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 264.