ẾCH CÂY MA CÀ RỒNG
ẾCH CÂY MA CÀ RỒNG
Rhacophorus vampyrus
Rowley, Le, Thi, Stuart & Hoang, 2010
Họ: Chẫu cây Rhacophoridae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài lưỡng cư có
kích thước nhỏ, lưng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng màu trắng;
hai bên sườn, mặt trước và sau đùi màu đen; có màng da màu xám đến đen giữa các
ngón tay và ngón chân; màng ngón tay tiêu giảm dần. Cơ thể dẹt, chiều dài đầu
bằng 90% chiều rộng đầu; mũi ngắn nhìn từ phía lưng và phía nghiêng, hơi nhô ra
phía dưới góc hàm dưới, có chấm sáng màu trên đầu mũi nhìn từ phía bụng; vùng
trước mắt dốc, hơi lõm vào; miệng rộng. Vùng giữa 2 mắt hơi lồi, lỗ mũi hình
trái xoan hơi nhô lên, ko có nắp da và gần với đầu mũi hơn mắt; đồng tử nằm
ngang; trống tai dễ nhận thấy bên ngoài, vành trống tai hơi cao gần với da vùng
thái dương, bằng 41% đường kính mắt; da không hoá xương ở phần trán; răng vòm
miệng xếp thành từng nhóm không đối xứng và tách rời nhau.
Lưỡi đính vào
phía trước hàm dưới, phía sau lưỡi có các khía sâu hình chữ V; các mấu lồi giống
răng ở hàm dưới không phát triển; có một đôi túi kêu hình trứng ở mặt đáy hàm;
một đôi túi kêu ở ngoài nằm phía dưới họng. Các nếp da gần trống tai nhỏ và kéo
dài đến tuyến nách. Chân trước khá khoẻ, chiều dài tương đối của các ngón tay
như sau: ngón I < II < IV < III; đầu các ngón tay có các đĩa với các rãnh bám
tròn ở mép, đĩa lớn hơn so với bề rộng của ngón tay. Da lưng trơn láng, giữa đùi
và bụng có các hạt thô, ngực và họng trơn láng. Da mềm ở 2 bên họng phía trên 2
túi kêu. Mép ngoài cẳng tay và chân có các gờ da.
Sinh học, sinh
thái:
Thích nghi với
đời sống trên cây, có thể bay lượn nhờ những màng bơi giữa các ngón chân. Loài
đẻ trứng và phôi phát triển thành nòng nọc cũng sống trên cây. Mùa sinh sản của
chúng là từ tháng bảy đến tháng năm. Những con trưởng thành sẽ tiết tổ bọt ở
những hốc cây nhỏ, cách xa suối hoặc vũng nước, thường cách mặt đất 30-120 cm
trở lên. Mỗi ổ thường có hơn 250 quả trứng. Độ dài của chu kỳ biến thái chưa
được nghiên cứu kỹ nên chưa xác định được con đực hay con cái canh bảo vệ trứng
hay cả hai. Trong tổ có chứa nòng nọc. Có trên 10 cá thể nòng nọc được quan sát
ở mỗi hốc cây. Vẫn chưa biết được có phải con đực gọi bạn tình hay không, nhưng
theo các nhà nghiên cứu thì một con đực đã được nhìn thấy ở vị trí một tổ trong
nhiều đêm. Phương thức ghép đôi cõng thụ thai vẫn chưa được biết rõ. Tập tính ăn
ở cá thể trưởng thành vẫn chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên một con cái đẻ trứng
xong, nòng nọc được hình thành trong đó và trong ruột của nòng nọc có các thành
phần của trứng. Chứng tỏ trong suốt thời kỳ phát triển, nòng nọc đã ăn các chất
có trong trứng. Đây là loài duy nhất trong chi Rhacophorus mà nòng nọc và phôi
thai tiền nòng nọc ăn trứng và con cái đẻ ra “trứng dưỡng” vào trong tổ để nuôi
nòng nọc. Nòng nọc không có hiện tượng ăn các thực phẩm khác. Nòng nọc của
Rhacophorus vampyrus dài 32.8 mm ở giai đoạn 35 của chu kỳ phát triển. Cơ thể
thon dài, thân hóp, đuôi dài gấp ba lần thân. Vây đuôi cao bằng thân và chót
nhọn. Mắt nhỏ và mũi nằm ở lưng. Chúng có mang xoắn ốc mà chỉ thấy ở mặt bụng và
chúng có ống huyệt dài, hẹp, chính giữa. Chúng có đĩa miệng không viền môi, môi
trên tiêu giảm chỉ còn lại cấu trúc dạng nhú ở mỗi bên. Bao hàm dưới xuất hiện
một vài khía răng cưa dạng cong móc lớn mà chỉa về phía sau. Một bao hàm dưới
tiêu biến và hai cái móc lớn hướng ra trước, ke-ra-tin hoá hình thành “răng
nanh”. Hai “răng nanh” này được bao quanh bởi hai nhú mập ở mép của hàm tiêu
giảm thấp hơn.
Hiện tại loài này
được tìm thấy ở các rừng thường xanh độ cao 1.470 - 2.004m, trong khu rừng
thường xanh thuộc khu bảo tồn quốc gia Bidup - Núi Bà. Tên loài được đặt "ma
cà rồng" do trong giai đoạn nòng nọc, miệng chúng có hai chiếc "răng nanh"
màu đen thò ra trông giống hình tượng con quỷ hút máu huyền thoại văn hóa phương
Tây
Phân bố:
Loài này phân bố
ở cao nguyên Langbiang thuộc miền Trung Việt Nam và Vườn quốc gia Bidoup - Núi
Bà Lâm Đồng.
Mô tả loài:
Nguyễn Quảng Trường, Phạm thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.