Họ: Chẫu cây
Rhacophoridae
Bộ: Không
đuôi Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 55.93 mm. Đầu và thân mập, khá phẳng ở phía
lưng bụng, đầu tròn có đỉnh nhọn. Mũi tròn. Góc mắt khá trái triển. Mắt lớn,
đường kính 7.85 mm. Gian ổ mắt rộng, khoảnh cách 7.48 mm. Các mí mắt rất rộng,
kích thước 5.69 mm. Màng rất nhỏ, không rõ, đường kính 2.6 mm.
Da lưng mịn. Bụng, họng và mặt trong của đùi có nổi hột. Nếp viền tai rõ, kéo
dài đến mức nách. Nếp lưng bụng tiêu biến. Riềm da quanh lỗ huyệt thấy rõ. Xuất
hiện mấu củ nhọn rộng ở giữa khớp xương cổ chân và xương chày.
Chân trước: Dài, mảnh, có đĩa trên ngón chân. Ngón mảnh và dài, đĩa tròn có rành
tròn mép. Công thức ngón I < II <IV < II. Củ khớp phụ mờ, đơn, tròn và lớn. Công
thức củ khớp phụ 1, 1, 2, Công thức màng bơi I(1) IIi(1.5)e(0.5)
IIIi(1.5)e(1) IV(0.5). Chân có màng bơi.
Ngón thừa lồi lên, hình bầu dục.
Chân sau: Dài, mảnh. Công thức ngón: I < II < III < V < IV. Củ khớp phụ tròn.
Công thức củ khớp: 1, 1, 2, 3, 2. Các ngón đều có màng bơi, công thức màng: I(0)
IIi(1)e(0) IIIi(1)e(0)IVi(1)e(1)V(0)
Màu khi sống: Lưng màu nâu sô-cô-la hoặc màu be, có đốm đen nhỏ tạo hình không
theo quy luật tuỳ vào điều kiện thể chất. Thông thường có vết xanh lá cây sáng
bắt đầu giữa các mắt rồi rẽ đôi ở sau vai và kết thúc ở các mặt của xương cùng
(khi thay đổi màu sắc biến thành vàng nhạt). Trên hông sườn có hoa văn màu đen
và đốm trắng. Mặt bụng của thân màu vàng, mặt trong của cẳng chân trước màu
vàng. Đùi, cẳng chân và bàn chân sau màu đỏ. Màng bơi của chân trước màu vàng,
của chân sau màu nâu. Mắt có 3 màu. Đồng tử nằm ngang, hình bầu dục, màu
đen.
Mống mắt màu vàng nâu hoặc màu be. Viền ngoài mống mắt màu xám vàng.
Sinh học, sinh thái:
Sống bên thác suối trong rừng ở độ cao 600 - 1.400m so với mực nước
biển ở các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Sống trên cây và thường phát ra âm thanh gọi con cái ban
đêm vào mùa giao phối. Thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. Thường gặp vào đầu mùa mưa hàng năm chúng kết
đôi, đẻ trứng ở các bọc trứng trên cây gần các hố nước
đọng trong rừng hoặc ven suối. Nòng nọc sau một thời gian ăn hết các dưỡng chất
trong bọc trứng mà con mẹ để lại. Chúng chui ra khỏi bọc trứng và rơi xuống nước Vòng đời biến thái hoàn toàn của
chúng cũng trải qua các giai đoạn giống như các loài lưỡng cư khác là dưới nước
và trên cạn.
Phân bố:
Loài này được phát
hiện năm 2001 ở Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc tỉnh
Lào Cai và được đặt tên theo vùng phát hiện phân bố. Ngòi ra còn ghi nhận ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.