Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc mày sung
Tên Latin: Letolalax sungi
Họ: Cóc bùn Megophryidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Nguyễn Thiên Tạo  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH CÂY ORLOVI

CÓC MÀY SUNG

Leptolalax sungi Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998

Họ: Cóc bùn Megophryidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 48.3 mm. Đầu lớn, chiều rộng lớn hơn chiều dài. Dài đầu 17.6 mm. Rộng đầu 19.1 mm. Mõm nhọn rõ ở góc nhìn lưng và tròn ở góc nhìn nghiêng. Dài mõm 5.6 mm. Hàm dưới hơi nhô ra. Mũi gần mút mõm hơn mắt. Khoảng cách mũi mõm 2.3 mm;. Góc mắt nhọn, cong nhẹ về hướng bụng ở góc nhìn nghiêng. Vùng má thẳng đứng, lõm rõ. Gò má đến mút mõm 21 mm. Mắt lớn, đường kính gấp hai lần đường kính màng nhĩ. Đường kính mắt 5.4 mm. Khoảng cách mắt mũi 3.4 mm. Gian ổ mắt rộng gấp hai lần mí mắt trên. Gian mắt 9.4 mm. Dài mí mắt trên 4.2 mm. Màng nhĩ tròn, không rõ. Đường kính màng nhĩ 2.9 mm. Nếp trên màng nhĩ rõ, kéo dài từ mức lưng đến góc mắt về phía sau bụng và đến điểm sau khớp hàm. Khoảng cách mắt tai 3.4 mm. Răng lá mía tiêu biến. Lưỡi rộng, hình chữ V sâu. Túi kêu đơn, nằm dưới giữa họng.

Da lưng nổi hột và có nốt sần rõ ở lưng, hông sườn và đầu. Mí mắt trên nổi hột, mép bên có viền hột rõ ở dưới phát triển đến góc mắt. Không có nốt sần hình nón ở trên mắt. Nếp lưng bên ở lưng tiêu biến. Hông sườn nổi hột, có một vài nốt sần lớn gần eo. Bụng, họng và mặt bụng của đùi mịn. Tuyến ngực hình bầu dục. Tuyến trắng ở cuối nếp màng nhĩ trên tiêu biến. Tuyến đùi xuất hiện gần đầu gối hơn lỗ huyệt. Lưng màu nâu sáng có nốt sần rải rác màu cam ở trên lưng, hông sườn, đầu, mở rộng đến trước mắt, đặc biệt tập trung ở vùng quanh lỗ huyệt. Mép bụng của nếp màng nhĩ trên, sọc đứng môi trên, sọc ngang ở chân, mặt bụng của chân trước và chân sau có màu nâu sẫm. Sọc ngang của đùi rõ ở mặt phía trước, có khuếch tán vệt mờ ra sau. Hông sườn có đốm đen khuếch tán. Bụng, mặt bụng của đùi và họng màu trắng kem, có vằn giới hạn mép của hàm dưới, mặt bụng của chân trước, đùi- cổ chân và bàn chân. Đầu ngón cái có màu đỏ. Đồng tử lóng lánh ánh xanh vàng, vằn giới hạn viền ngoài.

Chân trước: Dài ống chân 23.1 mm. Dài bàn chân trước 13.9 mm. Công thức ngón I = II = IV < III. Đầu ngón chân phình tròn. Không có màng bơi. Củ bàn chân trong rõ, tách biệt về phía trước với củ bàn chân ngoài nhỏ và rõ hơn bởi một nếp mỏng.

Chân sau: Dài bàn chân sau 20.3 mm. Có màng bơi giữa ngón I-IV và không có màng giữa IV và V, riềm da yếu. Củ khớp phụ tiêu biến. Riềm chai cứng xuất hiện mờ ở mặt bụng của các ngón III-V. Củ bàn chân trong lồi lên, hình bầu dục. Củ bàn chân ngoài tiêu biến.

Sinh học, sinh thái:

Loài này thường sống ven bờ suối ở độ cao 925 m trong các khu rừng thường xanh núi cao có độ ẩm cao. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. hường gặp vào đầu mùa mưa hàng năm chúng kết đôi, đẻ trứng ở các khu vực nước chảy chậm. Vòng đời biến thái hoàn toàn của chúng cũng trải qua các giai đạn giống như các loài lưỡng cư khác là dưới nước và trên cạn.

Phân bố:

Loài đặc hữu Việt Nam và ghi nhận vùng phân bố ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc mày sung

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này