CHẪU
CHẪU
Hylarana guentheri
(Boulenger, 1882)
Họ: Ếch
nhái
Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Mẫu
vật nghiên cứu: Bốn cá thể đực
TYT
2010.16 (SVL 72,85 mm), TYT 2010.12 (SVL 73,10 mm), TYT 2010.17 (SVL 71,31
mm), TYT 2010.23 (SVL 44,45 mm) và một cá thể cái TYT 2011.22 (SVL 52,39 mm). Đầu
dài hơn rộng (HL 16,93-26,75 mm, HW 12,48-20,11 mm); mõm nhọn, nhô về phía trước
so với hàm dưới; gờ mõm rõ, vùng má lõm và xiên; khoảng cách gian mũi lớn hơn
chiều rộng mí mắt trên và gần bằng đường kính màng nhĩ (IND 4,74-7,38 mm,
UEW
3,16-5,2 mm, TD 4,9-7,17 mm); gờ da trên
màng nhĩ rõ; có răng lá mía chạm bờ trước của lỗ mũi trong.
Ngón
chân có màng bơi gần như hoàn toàn trừ ngón IV; mút ngón chân hơi phình rộng,
không có củ bàn ngoài; khi gập dọc thân, khớp cổ-bàn chạm góc trước của mắt; có
nếp da lưng-sườn kéo dài từ sau mắt tới gốc đùi; có gờ da nhỏ từ góc sau mép đến
vai.Da nhẵn, lưng xám nâu hay nâu đỏ, đồng màu, đôi khi có các vết nâu sẫm; màng
nhĩ màu nâu sẫm hay nâu đỏ với viền sáng xung quanh; bụng màu trắng đục, cằm và
dưới chân màu trắng hơi vàng; phần sau mặt dưới đùi có các nốt sần nhỏ.
Sinh học,
sinh thái:
Chẫu chuộc sống khắp nơi đất
trên đất nước Việt Nam. Vào những tháng lạnh (từ tháng 12 đến tháng 1). Chúng
sống chủ yếu trong các hang hốc kín đáo, ẩm ở bờ ruộng, ven đường, ven suối, bờ
các ao, chuôm, rãnh nước. Vào lúc thời tiết ấm, Chẫu ra khỏi hang sống chủ yếu ở
gốc các bụi cây, bãi cỏ rậm, hốc đá gần vực nước để chuẩn bị đẻ trứng. Thời gian
đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 7, tập trung nhất vào tháng 4, tháng 5. Chúng
đẻ
trứng ở những vực nước sạch, trong. Trứng nở thành nòng nọc dài cỡ 5,2mm mình
đốm nâu và xanh sẫm. Thức ăn của chẫu ăn côn trùng.
Phân bố:
Chẫu phân bố Trung Quốc,
Philippin và Bắc Việt Nam. Nước ta có những nơi chẫu sống khá tập trung, số
lượng nhiều hơn cả ếch đồng như ở Hoà Bình, Nghệ An... vào tới Đắc Lắc.
Mô tả loài:
Phạm thế Cường, Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Thiên Tạo, Nguyễn Quảng Trường.
Hoàng Ngọc Thảo.