ẾCH ĐỒNG
ẾCH
ĐỒNG
Hoplobatrachus rugulosus
(Wiegmann, 1834)
Ranna rogulosus
Weigmann, 1834
Họ: Ếch
nhái thực Dicroglossidae
Bộ:
Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Mẫu vật nghiên
cứu: Cá thể trưởng thành TYT 2012.42. Đầu dài hơn rộng
(HL 31,5 mm, HW 28,29 mm); mắt lớn và lồi, đường kính mắt bằng khoảng 2/3 lần
chiều dài mõm, lớn hơn gần 2 lần so với khoảng cách gian ổ mắt (ED 8,38 mm, SL
12,87 mm,
UEW
4,09 mm); mõm hơi tù, nhô về phía trước so với hàm dưới; gờ mõm không rõ,
vùng má lõm và hơi xiên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt; màng nhĩ rất rõ, bằng
khoảng 3/4 lần đường kính mắt (TD 6,57 mm); có răng lá mía, con đực có 2 túi
kêu.
Mút các ngón tay
và ngón chân tù; các ngón tay tự do; các ngón chân có màng bơi hoàn toàn; củ bàn
trong dài, không có củ bàn ngoài; củ dưới khớp nhỏ; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn
chạm mút mõm.Trên
lưng có nhiều nếp da gián đoạn; gờ da trên màng nhĩ; lưng, hai bên thân và mặt
trên các chi có các nốt sần. Mặt dưới màu trắng đục hay phớt vàng xen những vệt
sẫm không đều; chi sau có các vệt ngang, sẫm màu. Loài
này rất giống với loài Ếch cua
Fejervarya cancrivora chúng chỉ có thể phân biệt vào màng chân. Chân
của loài ếch cua có màng bơi rộng và dài hơn tới tận đầu ngón chân.
Sinh học, sinh
thái:
Sống chủ yếu ở
các thuỷ vực, đồng ruộng, bờ các ao hồ, đầm lầy, các thung lũng, Đây là loài trú
đông trong các hang vào mùa đông (miền Bắc nước ta) từ tháng 11 đến tháng 1 năm
sau. Vào mùa hè chúng bò ra chuẩn bị
giao phối và đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 6. Mỗi năm đẻ 2 lứa. Thời kỳ hoạt
động mạnh nhất của loài này là vào tháng 4 đến tháng 6, giảm dần vào tháng 7 đến
tháng 11 chuẩn bị trú đông. Là loài kiếm ăn đêm, ban ngày ẩn nấp. Thức ăn chủ
yếu của chúng là các loài
côn trùng, giun đất, cua.
Phân bố:
Việt Nam: Là loài
có phân bố rộng khắp cả nước.
Thế giới: Lào
Cambodia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia
Mô tả loài:
Phạm thế Cường, Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Thiên Tạo, Nguyễn Quảng Trường.
Hoàng Ngọc Thảo.