Chiều dài mút
mõm - ỗ huyệt khoảng 44 - 54mm ở con đực, 39 - 54 mm ở con cái; đầu ngón tay phình
rộng thành đĩa bám; dưới ngón chân thứ tư thường có 2 củ khớp ngón; củ bàn trong
khá dài; có đốm màu cam ở vùng cổ ngay phía sau mắt, vùng nách và gốc tay. Loài
này khác với loài Ễnh ương nâu ở chỗ có đĩa bám ở ngón tay thứ ba lớn hơn, chiều
dài củ bàn trong ngắn hơn, chỉ có 2 củ khớp ngón so với 3 củ khớp ngón trên ngón
chân thứ tư ở loài Ễnh ương nâu.
Nơi
sống, sinh thái:
Loài này sống ở các
vùng có độ cao thấp và trong rừng thường xanh còn tốt. Đặc biệt là những khu vực
có nhiều loài lồ ồ, tre... Chỉ xuất hiện và kiếm ăn vào ban đêm sau các cơn mưa
rào. Mùa khô chúng sống trong các ông tre, hố nước đọng trong bọng cây để chờ
mùa mưa tới.
Thức ăn là các loài
côn trùng sống trong khu vực phân bố.
Phân bố:
Ở Việt Nam, loài Ễnh ương đông
dương hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Gia Lai và Đồng Nai. Đây là loài ễnh ương
thứ ba phát hiện ở Việt Nam bên cạnh loài Ễnh ương thường Kaloula pulcha
và Ễnh ương vạch Kaloula mediolineata và là loài mới phát hiện năm 2013.
Mô tả loài:
Nguyễn Quảng Trường – Phùng Mỹ Trung – Web Admin