CAO CÁT BỤNG TRẮNG
CAO CÁT BỤNG
TRẮNG
Anthracoceros albirostris
(Blyth) 1841
Buceros malabaricus
Blyth, 1841
Họ: Hồng hoàng Bucerotidae
Bộ: Sả Coraciiformes
Chim trưởng thành:
Phần dưới ngực, họng,
dưới đuôi, phần mút các lông đuôi ngoài, mép cánh, phần gốc và mút các lông cánh
sơ cấp, trừ hai lông ngoài cùng và mút các lông cánh thứ cấp trắng. Toàn bộ các
phần còn lại của bộ lông đen ánh lục. Mũ trên mỏ hẹp, cao, mút mũ nhọn dô ra về
phía trước. Chim càng già mũ càng cao và dài. Hai bên họng có đám da trần. Mắt nâu đỏ. Da trần
quanh mắf xanh nhạt hay xanh ánh đỏ. Một đám da ở họng xanh phớt tím. Mỏ vàng
nhạt, chóp của mũ có vệt đen. Cánh (đực): 255 - 310,
(cái): 235 - 310; đuôi: 225 - 300; giò: 98 - 58; mỏ (đực): 98 - 135, (cái): 92 -
122mm.
Chim cái:
Chỉ khác là có màu mắt
nâu, mỏ có nhiều vệt đen hơn ở chóp của mũ, mút của mỏ trên và mép của mỏ dưới.
Sinh học, sinh thái:
Sống trong các khu rừng thường xanh
còn tốt, thỉnh thoảng bắt gặp ăn quả cây ở các khu rừng phục hồi. Thức ăn chủ
yêu là các loài quả cây và còn bắt gặp ăn thằn lằn, cóc nhái. Làm tổ trong hốc
cây to và cao, đẻ 2 trứng. Con đực bao bọc tổ bằng đất xét nhốt con cái ấp trứng
trong suốt thời gian cho đến khi con trưởng thành. Chim đực dùng mỏ phá tổ để
con cái và con non bay ra ngoài.
Phân bố:
Cao cát bụng trắng phân
bố ở Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cao cát bụng
trắng có ở hầu khắp các rừng rậm rạp từ Bắc chí Nam.
Tài liệu dẫn:
Chim Việt Nam hình thái và
phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 574.