Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá thòi lòi
Tên Latin: Periophthalmus schlosseri
Họ: Cá thòi lòi Periophthalmidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ THÒI LÒI

CÁ THÒI LÒI

Periophthalmus schlosseri (Pallas)

Họ: Cá thòi lòi Periophthalmidae

Bộ: Cá vược Perciformes

 

Địa điểm thu mẫu: Cần Thơ, Bến Tre, Ba Tri.

Mô tả: 11 mẫu

L (chiều dài tổng cộng) = 127 - 212 mm. Lo (chiều dài chuẩn) = 106 - 183 mm. D (số tia vây lưng) = VI - XV;12 - 13. A (số tia vây hậu môn) = 12 - 13. P (số tia vây ngược) = 16 - 17. V (số tia vây bụng) = 1/5. LL (vảy đường bên/vảy dọc thân) = 50 - 52. Pred = (số vảy trước vây lưng) = 18 - 19. H/Lo (chiều cao lớn nhất của thân/chiều dài chuẩn) = 19,9. T/Lo (chiều dài đầu/chiều dài chuẩn) = 27,8. O/T (đường kính ổ mắt/chiều dài đầu) = 14,9. OO/T (khoảng cách 2 ổ mắt/chiều dài đầu) = 11,1.

Thân hình trụ hơi dài dẹp dần về phía đuôi. Đầu hình trụ. Mõm thẳng đứng. Ở đầu trước ổ mắt có một u lồi lên. Mắt có cuống ngắn, to, nhô lên khỏi đỉnh đầu, mi mắt dưới chuyển động được. Miệng nằm ngang, rạch miệng kéo dài quá bờ trước của ổ mắt. Mõm có nếp gầp và hai lá bên. Có hai hàng răng trên hàm trên, hàng ngoài có dạng răng chó, thường to dài ở phía trước và nhỏ dần ở hai bên. Hàm dưới chỉ có một hàng răng, không có răng chó sau điểm tiếp hợp. Lưỡi tròn cụt, gần như gắn sát vào sàn miệng. Toàn thân phủ vảy tròn dễ rụng. Vây ngực có cuống rất phát triển. Vây bụng dạng đĩa tròn. Vây đuôi tròn hơi nhọn, vảy có ánh xanh

Ghi chú:

Loài này có sự biến thiên rất lớn về số gai vây lưng, màu sắc và vảy. Theo H.M.Smith (1945) thì gai vây lưng thay đổi từ 0 - XV. Gunther đã thu được hai dạng của chúng. D1 = IV - V và D1 = VII - XV. Còn ở đồng bằng Nam bộ đã tìm thấy 3 dạng.

Dạng 1: có kích thước lớn, được gọi là thòi lòi biển, Bống thùng D1 = VI - VIII, hai vây lưng rời nhau. Thân có màu xám đen, bụng hơi nhạt. Vây lưng đen có rìa trắng. Vây ngực và vây đuôi màu xám đem. Các vây khác còn lại màu nâu nhạt (mẫu bảo quản). Sống trong rừng Sát.

Dạng 2: D1 = XV, hai vây lưbng rời nhau. Gai đầu tiên kéo dài. Nền thân màu xám nhạt, dọc lưng có hai màu đen thẫm hai bên. Vây lưng thứ nhất có một đốm đen. Vây lưng thứ hai có một sọc đen ở khoảng giữa vây. Một đốm đen ở phía trên gốc vây ngực. Vây đuôi có các hàng đốm trắng.

Dạng 3: D1 = XV, dính liền với vây lưng thứ hai. Gai vây lưbng đầu tiên kéo dài ra. Màu sắc thân rất sặc sỡ. Nền thân có màu xanh lá cây đến xanh dương. Vây lưng có màu xanh ở phía trong có màu đỏ ở rìa vây.

Hai dạng sau thường có kích thước nhỏ (80 - 100 mm), sống riêng rẽ trong các hang dọc theo bờ mương, sông rạch, chụi ảnh hưởng của thủy triều. Cá có thể sống trên cạn khá lâu và di chuyển trên mặt đất dễ dàng. Chúng có tập tính đánh nhau.

Cá cũng được dùng làm thực phẩm, nhưng không có giá trị kinh tế.

 

Tài liệu dẫn: Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ - Mai Đình Yên và các đồng sự - trang 241.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá thòi lòi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này